Huỷ báng chánh pháp, người đó trong khi hiện thân, mang đến các bệnh nặng, nguy hiểm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
22 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 558
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không

Đi đâu, đến đâu, mong nghĩ thật kĩ”, đây là lời của Hoàng Niệm Lão. Chúng ta đi đâu đến đâu? Đặt ngay trước mặt chúng ta, chúng ta nên nghĩ kĩ, nghĩ ra rồi mới quyết tâm nên đi trên đường nào.
“Dưới lại nói rõ điều hại lớn của nghi báng”, trong kinh có cách nói như thế. “Diêm phù đề sau này”, sau là thời kì mạt pháp. “Hoặc có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thấy có người đọc tụng kinh này. Hoặc cùng bực tức, tâm nghĩ phỉ báng, vì huỷ báng chánh pháp, người đó trong khi hiện thân, mang đến các bệnh nặng, nguy hiểm. Thân căn không đủ, mù điếc câm ngọng, quỉ mị làm trướng bụng, nằm ngồi không yên, muốn sống không được, muốn chết không xong, hoặc có khi chết, đoạ vào địa ngục, chịu khổ não lớn, trong tám vạn kiếp, trăm nghìn vạn đời chưa nghe tiếng uống ăn. Lâu sau được ra, làm trâu ngựa heo dê, bị người giết hại, chịu khổ cực lớn”, ở sau còn một hàng. Chúng ta xem đoạn này trước, bởi vì đoạn này, người làm những việc bất thiện, thường bắt gặp, thường nghe thấy.
Trước hết là nói người xuất gia: “Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, thấy người đọc tụng kinh này”, thực tế kinh này là chỉ Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ. Thấy người đang đọc tụng, thấy người đang học tập, họ liền sinh bực tức, huỷ báng. Họ không vui, không tin, phải huỷ báng, phải cản trở.
“Vì coi thường chánh pháp”, tội coi thường chánh pháp rất nặng, tại sao rất nặng? Những Tỳ kheo, Tỳ kheo ni này, ở trong tín chúng, nếu có tầm ảnh hưởng khá rộng, có nghĩa rất nhiều người học tập, nghe theo họ. Vì họ huỷ báng, không tin, khiến rất đông những người nhìn thấy, nghe thấy, cho là đúng. Cho rằng những lời thầy Tỳ kheo đó nói đúng, liền không tin bộ kinh này, không học theo pháp môn này, nên tội đó rất nặng.
Một người học một người vãng sinh, một người vãng sinh một người thành Phật. Họ dạy chừng đó người, ngăn cản, không cho họ học, làm mất cơ hội vãng sinh, mất cơ hội thành Phật. Trách nhiệm đó, nhân quả đó rất lớn, họ phải gánh nhân quả đó, đây không phải là việc của một vài người. Người hoằng pháp, người tu hành theo bộ kinh này, họ có trí tuệ, họ hiểu về lí. Ta huỷ báng, ngăn cản, hãm hại, họ có kết tội với chăng? Không kết, không những không kết tội, họ còn cảm ơn, quý vị đang thử thách họ, thử họ tu thật hay tu giả.
Tu thật, gặp thuận cảnh, thiện duyên không sinh tham luyến. Gặp nghịch cảnh, ác duyên không sinh bực bội. Đến thử sức họ, họ không sinh, không có, ta mang tội không? Có đấy, mang tội gì? Bởi ta huỷ báng, ngăn cản, khiến rất nhiều chúng sinh, không có duyên với pháp này. Quý vị đoạn luôn duyên của họ, phá hoại cơ hội tu học Tịnh độ của họ, khiến rất đông người trong đời này, được làm người, đã gặp được, nhưng lại tuột cơ hội ngay trước mặt, gặp được rồi nhưng thế nào? Không sinh được tín tâm. Thậm chí khi gặp rồi, nghe ta huỷ báng, họ huỷ báng theo. Nghiệp tạo ra đã quá nặng, tội này kết với ai? Kết cho những chúng sinh có duyên. Nếu duyên này tích càng lớn, tội của ta càng nặng, thời gian càng dài, tội của ta càng nặng.
Mục đích của quý vị là muốn hại người này, vậy có hại được chăng? Không được, họ nâng lên, họ nâng cấp, hại được ai? Hại thân mình, gọi là tự làm tự chịu. Không hại được người khác, không ngăn cản được người khác, trở lại hại mình, ngăn cản chính mình. Những người này, kinh nói, trí tuệ họ ít. Đọc kinh, nghe kinh ít, không có trí tuệ, vì thế tạo những nghiệp bất thiện như thế.
Nếu họ có trí tuệ, thường đọc kinh, tuyệt đối không có những hành vi như thế. Họ sẽ tuỳ hỉ, công đức tuỳ hỉ không thể nghĩ bàn, họ không ngăn cản, họ sẽ tuỳ hỉ. Không có sức mạnh nào giúp đỡ họ, ít nhất hoan hỉ tán thán họ, đấy là tuỳ hỉ công đức. Những người tu học không đúng pháp như thế, trên thực tế, họ cũng đang tượng trưng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment