Nghĩ những thứ khác hoàn toàn là vọng tưởng, nghĩ đến Phật A Di Đà gọi là chánh niệm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Vì sao chúng ta không niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật? Mà cứ nghĩ đến những thứ khác làm gì? Nghĩ những thứ khác hoàn toàn là vọng tưởng, nghĩ đến Phật A Di Đà gọi là chánh niệm. Hy vọng các bạn đồng học của chúng ta thật sự giác ngộ, thật sư minh bạch. Thật sự minh bạch, thật giác ngộ, thì trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Nắm chặt câu này, thì đời này của chúng ta chắc chắn thành tựu.

Hy vọng các bạn đồng học của chúng ta thật sự giác ngộ, thật sư minh bạch. Thật sự minh bạch, thật giác ngộ, thì trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật. Nắm chặt câu này, thì đời này của chúng ta chắc chắn thành tựu.

Trong kinh Di Giáo có nói, ở đây chúng ta cũng đã nói. Ở trước cũng nói cách đây chưa lâu. “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, “chỉ tâm nhất xứ”. Chỉ và chế là cùng một ý nghĩa. Chỉ cần ý niệm tập trung, không có ý niệm nào khác, chỉ có nhất niệm. Việc gì cũng có thể làm được. Ngày nay chúng ta tu hành, không phải là tu điều này sao? Hy vọng đem những ý niệm này của chúng ta, tất cả ý niệm đều buông bỏ. Chỉ có một niệm A Di Đà Phật, chúng ta chế tâm vào một chỗ. Chúng ta sẽ chế tâm vào A Di Đà Phật, thật sự chế tâm vào một chổ. Quý vị thấy, năng lượng của quý vị lớn biết bao.

Nếu quý vị đã gặp mà nghi hoặc, không tin. Trong đời này, đây chính là tổn thất lớn nhất của ta, tại sao vậy? Cơ hội như thế không nhiều, không phải người bình thường như chúng ta lúc nào cũng có thể gặp. Phật cho chúng ta biết: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Trong lục đạo, được làm thân người không phải chuyện dễ, tuổi thọ con người không nhiều, rất dễ mất. Mất thân người lại được thân người, là một chuyện không dễ dàng. Nếu có người nghi ngờ, không tin , nên biết người đó mất hẳn lợi lớn. Trong trăm nghìn vạn kiếp, vào ra cõi ác, không có ngày ra, thường không thấy Phật, không nghe pháp, không thấy Tăng”
Thế Tôn lúc nào cũng nhắc nhở chúng ta, tâm tham nặng là cõi ngạ quỉ; người ngu si nặng là cõi súc sinh; người giận hờn nặng, nghĩa là người tâm ghen tị nặng, người nặng lòng ngạo mạn, đều là cõi địa ngục. Bởi thế tam đồ ác đạo rất dễ vào, cõi người là khó nhất. Được thân người là một lợi thế cực lớn, có nghĩa Phật giáo dạy học trong nhân gian, nhân gian thành Phật, thành Bồ Tát rất dễ dàng. Cõi trời rất khó, khó ở chỗ nào? Cõi trời vui, vui nhiều khổ ít, bởi thế thiên nhân không muốn học Phật, không muốn tu đạo, phước báo của họ quá lớn. Tam ác đạo cũng khó, tam ác đạo đều chịu khổ chịu nạn, không có thời gian học Phật. Bởi thế việc học Phật, trong cõi người là thuận tiện nhất, cõi người khổ nhiều vui ít. Họ có vui, vui ít, bởi thế dễ giác ngộ, có nghĩa là nhân duyên với Phật rất thù thắng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment