Nghĩ đến thiên tai, thiên tai sẽ đến...hoàn toàn sai. Nghĩ đến Phật A Di Đà, Phật A Di Đà đến ngay.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 219 - 220 - 221
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Là do chúng ta nghiệp chướng sâu nặng, tín tâm chưa đủ, thường có ý niệm hoài nghi xen tạp vào. Đây tức là nghiệp chướng, nghiệp chướng hiện tiền, khi nào hiện tiền bản thân không hề hay biết. Khởi lên một chút hoài nghi lập tức hiện tiền, có một chút xen tạp vào liền hiện tiền.
Chúng ta nhìn thấy hiện nay trên địa cầu thiên tai dồn dập. Ngày ngày lo lắng những thiên tai này, trong tâm nghĩ đến những thiên tai này, vì sao không nghĩ đến Phật A Di Đà, nghĩ đến thiên tai làm gì? Nghĩ đến thiên tai, thiên tai sẽ đến. Nghĩ đến Phật A Di Đà, Phật A Di Đà đến ngay. Quý vị xem rốt cuộc bên nào hay hơn? Học Phật đã nhiều năm nay, đạo lý rõ ràng này cần phải hiểu, đừng suy nghĩ lung tung nữa. Dự ngôn ra sao cũng được, tin tức của linh giới cũng được, chúng ta tiếp xúc hay gặp được, đối với họ cung kinh lễ phép. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, tuyệt đối không vì lời họ nói mà dao động, như vậy là đúng. Niệm rốt ráo một câu Phật hiệu, như ý kiết tường, pháp hỷ sung mãn, như vậy mới tương ưng với Cực Lạc. Suốt ngày nghĩ đến những việc đâu đâu, vậy là tương ưng với cực khổ chứ không phải Cực Lạc, hoàn toàn sai. Đây là quá trình khẳng định, chúng ta hiện tại không điên đảo, lâm chung không điên đảo, quả thật đều nhờ bổn nguyện Phật A Di Đà gia trì. Ngài đến cứu bạt, bạt là bạt khổ, một câu Phật hiệu bạt trừ tất cả khổ nạn của chúng ta, từ bi cứu tế.
Chúng ta niệm câu A Di Đà Phật này, tuy không phải chánh niệm mà có thể chánh niệm. Chánh niệm là gì? Hết thảy mọi vọng niệm đều không có, đó là chánh niệm. Bây giờ chúng ta niệm Phật A Di Đà, vẫn còn tạp niệm, nhưng chúng ta có thể đem câu A Di Đà Phật này thay thế cho tất cả tạp niệm, đó nghĩa là có thể chánh niệm. Nếu không thay thế được, nghĩa là công phu câu Phật hiệu này không đắc lực, không có hiệu quả, ta phải cố gắng hơn. Cố gắng từ đâu? Từ sự buông bỏ, buông bỏ vạn duyên. Ta còn điều gì chưa buông bỏ, ta còn âu lo, còn vướng bận, có tâm sự, như vậy là không được. Khi lâm mạng chung tuyệt đối không được điên đảo, nếu lâm chung còn điên đảo, như vậy không thể vãng sanh. Bình thường phải huấn luyện nhất tâm bất loạn.

Hiện nay hoàn cảnh bên ngoài quá nhiều sự mê hoặc, nhưng mê hoặc này đều là đến làm tổn thương chúng ta, bản thân chúng ta không hề hay biết, còn cám ơn nó.
Hôm nay lại nhận được ba cuốn sách do một vị đồng tu gởi đến, đều nói về dự ngôn, nói đến thiên tai. Phân lượng không ít, một cuốn dày như thế, tôi có xem chăng? Tôi không cần xem. Nếu tôi xem nó, tư tưởng và tinh thần của tôi càng phân tán. Tôi không bị mắc lừa, chỉ xem kinh Phật, không xem những thứ đó. Xem nó cũng không giải quyết được vấn đề, xem kinh Phật có thể giải quyết được vấn đề thiên tai, đừng để bị mắc lừa! Tôi chỉ xem Kinh Vô Lượng Thọ, tôi giảng Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ xem Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm cũng để một bên không xem. Giảng xong kinh này, muốn tiếp tục giảng Hoa Nghiêm, tôi mới xem đến. Chỉ xem một loại, chỉ nghĩ đến một thứ, đừng để bị gạt.
Trong thời đại này, trong nước hay nước ngoài người thông linh rất nhiều. Nếu tiếp xúc với họ, rất nhiều tin tức khiến tư duy của mình bị nhiễu loạn. Ta biết rất nhiều thứ, nhưng đều không giải quyết được. Nếu như hoàn toàn không biết gì, nhất tâm niệm Phật, hoàn toàn không có vấn đề nào cả, sao không có? Vì đã hóa giải, đúng là đã hóa giải, không cần biết đến. Có vấn đề được hóa giải, không có vấn đề cũng được hóa giải, điều này thù thắng biết bao!
Không những Phật pháp làm được, mà ngày xưa Nho và Đạo đều làm được. Không có tạp niệm, không có tà niệm, gọi là chánh niệm hiện tiền. Nho Thích Đạo đều cầu chánh niệm, chánh niệm từ đâu mà có? Từ nhẫn nhục, từ trì giới. Học hành nhất định phải có tâm dài xa, một mục tiêu là đến thế giới Cực Lạc.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment