Thanh tịnh là không ô nhiễm. Nhìn thấu suốt mới thật sự buông bỏ..Buông bỏ liền Thanh Tịnh....

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 487
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Cổ nhân căn cứ kinh, ngày nay chúng ta xem kinh không hiểu. Chúng ta thông qua chú giải của cổ nhân để học kinh, dần dần sẽ hiểu được, nhưng phải có ngộ tánh. Pháp thế xuất thế gian đều nhờ vào khai ngộ: Khai ngộ, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, sau cùng giác tức là khai ngộ. Thế nên chân thành là gốc, tâm chân thành không phải dùng để cầu học vấn, cầu Phật pháp. Mà cầu truyền thống văn hóa phải dùng chân thành, xử sự đối nhân tiếp vật tôi không chân thành, sai! Một việc chân thành tất cả đều chân thành, mới khai ngộ được. Đối nhân tiếp vật đều chân thành, quý vị mới được thanh tịnh, thanh tịnh là không ô nhiễm. Nhìn thấu suốt mới thật sự buông bỏ, muốn giống như trong Kinh Bát Nhã: “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”, có thể không buông bỏ ư? Buông bỏ liền thanh tịnh.
Từ trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là hoàn cảnh nhân sự, phải rèn luyện tâm bất bình trở thành bình. Đây gọi là chân tu hành, đây gọi là chân công phu.
Người tu Tịnh độ, dùng cái gì để rèn luyện? Phật A Di Đà. Thuận cảnh, thiện duyên A Di Đà Phật. Nghịch cảnh, ác duyên cũng là A di Đà Phật. Đến Phật A Di Đà sẽ bình đẳng, đều giữ được cân bằng, phương pháp tuyệt diệu! Thế nên chúng ta phải dùng Phật A Di Đà, nếu không dùng trong cuộc sống hằng ngày vẫn sinh phiền não. Quý vị xem, không biết dùng có đáng thương chăng.
Bất luận là khi cảnh giới nào hiện tiền, quý vị khởi tâm động niệm, động điều gì? Động thất tình lục dục, liền sanh phiền não. Một câu A Di Đà Phật, tất cả đều quy về Phật A Di Đà, quý vị quét sạch những tập khí phiền não này. Đây gọi là thật sự biết niệm Phật, biết tu hành, biết dụng công. Nhất định phải giữ thân tâm thanh tịnh, sẽ được mạnh khỏe trường thọ. Tâm thanh tịnh sanh trí tuệ không sanh phiền não, mới có thể giải quyết vấn đề. Bất luận là vấn đề bản thân, vấn đề gia đình, vấn đề công ty hay vấn đề xã hội, tâm thanh tịnh giải quyết được tất cả.
Mỗi ngày quý vị ưu sầu, phiền não, như vậy chắc chắn không thể giải quyết. Càng làm việc lớn tâm phải càng thanh tịnh, nhất định không được sanh phiền não, sự nghiệp của quý vị làm gì có đạo lý không thành tựu. Thế nên đề kinh rất hay: “Thanh tịnh bình đẳng giác”, đây là nhân, quả báo là gì? Nửa trước: “đại thừa- đại thừa là trí tuệ, đại thừa là đại trí tuệ. “Vô lượng thọ trang nghiêm”. Vô lượng thọ, vô lượng quang, trang nghiêm là tốt đẹp. Ngày nay chúng ta nói chân thiện mỹ là trang nghiêm, nhà Phật gọi là trang nghiêm. Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm từ đâu đến? Đến từ thanh tịnh bình đẳng giác. Giác thì đại thừa liền xuất hiện, bình đẳng thì vô lượng thọ hiện tiền, thanh tịnh thì trang nghiêm xuất hiện. Chúng ta biết tu nhân, quả báo liền hiện tiền.

“Giới nhược lưu ly”, đây là một câu kinh văn. “Giới giả giới luật, vi giới định tuệ tam vô lậu học chi thủ”. Vô lậu là gì? Đây là danh từ Phật học, Phật dùng đồ làm ví dụ. Ví như cái ly này, nếu có hư hoại, thì đựng nước sẽ bị chảy, không chảy_Vô lậu là hoàn chỉnh, nó không bị hư hoại, lấy ý này làm ví dụ. Lậu gọi là phiền não, làm cho điều gì bị chảy mất? Chảy mất trí tuệ, chảy mất công đức, phước điền cũng chảy mất. Sao lại chảy mất? Vì phiền não. Giống như lỗ hổng này, lỗ hổng là gì? Tham sân si mạn nghi, năm lỗ hổng, oán hận não nộ phiền, mười lỗ hổng. Nên đựng vật dụng đều bị chảy hết, vật dụng không còn, đây gọi là vô lậu. Trí tuệ, đức năng, tướng hảo, công đức của chúng ta, hoàn toàn không bị chảy mất. Phật đem chữ lậu này làm đại danh từ của phiền não. Vô lậu tức không có phiền não, đã đoạn tận phiền não.

Nhất định còn có nhân tố quan trọng, nhân tố này chính là thành kính. Ngài Ấn Quang thường dạy rằng: “một phần thành kính chúng ta được một phần lợi ích”. Lợi ích này chắc chắn chính là pháp vị. Chúng ta có mười phần thành kính, sẽ được mười phần lợi ích. Chúng ta quay đầu phản tỉnh xem, chúng ta có thành kính chăng? Ngay trong xã hội hiện tại này, hai chữ thành kính này hầu như mất đi, không biết như thế nào gọi là thành, cũng không biết như thế nào gọi là kính. Vấn đề này không thể trách chúng ta, vì sao? Vì từ nhỏ không ai dạy, như vậy làm sao chúng ta biết được!
Hai chữ này trong pháp thế gian là thành thánh thành hiền. Trong pháp xuất thế gian là nhân tố đầu tiên để thành Phật thành Bồ Tát. Nếu chúng ta không có, thì dù có nỗ lực học ra sao cũng không giống, chưa nếm được pháp vị. Vì không nếm được pháp vị, nên không thể kiến lập tín tâm đối với Phật pháp. Nói tin Phật, thực tế mà nói là rất miễn cưỡng, không phải tin thật. Tôi muốn cầu vãng sanh, lời này cũng không phải thật, vì sao? Vì không buông được tình chấp của thế gian, nên học Phật khó chính là khó ở chỗ này.
Vì sao niệm Phật không thể vãng sanh ? Người niệm Phật rất nhiều, nhưng người vãng sanh rất ít. Chúng ta quan sát tường tận, then chốt ở chỗ thành kính.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment