Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 318
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Bí quyết tu hành cũng là một, bí quyết chính là nhìn thấu, buông bỏ. Nhìn thấu là đối với chân tướng sự thật, thật sự minh bạch gọi là nhìn thấu. Khi đã nhìn thấu thì tự nhiên không còn chấp trước, không còn phân biệt nên họ sẽ buông bỏ. Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu !
Nếu nói ta học rất nhiều, nên hình như đã nhìn thấu, nhưng chưa buông bỏ một điều gì. Chương Gia đại sư nói, nhìn thấu đó là giả, chưa nhìn thấu, nên phải thừa nhận. Khai thị này rất quan trọng !
Vì sao? Tập khí của chúng ta xưa nay thường cảm thấy tôi học cũng không tệ, nhưng bị thầy dùng tiêu chuẩn để đo lường mới biết không có giá trị. Là thật chứ không phải giả, vẫn chưa buông bỏ! Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, chưa buông bỏ những vẫn có thể nói được như thế. Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh. Tam tâm bất khả đắc, mà ta vẫn dùng tam tâm như vậy làm sao được? So với Chư Phật Như Lai, với những pháp thân Bồ Tát, cho đến Thanh Văn Duyên Giác đều không sao sánh bằng. Người ta thật sự buông bỏ, thật sự được tự tại, chúng ta vẫn còn thị phi nhân ngã. Sai, sai đến cùng. Nếu đời này mà còn sai lầm nữa thì phiền phức rất lớn. Vì sao ? Khi mất thân người thì đến bao giờ mới đạt được thân người ? Được thân người đến bao giờ mới nghe được Phật Pháp ? Sai lầm này có thể phải trải qua rất nhiều kiếp. Không phải dùng ngàn năm vạn năm để ghi, phải trải qua rất nhiều kiếp mới gặp được một lần.
Cư sĩ Bành Tế Thanh nói rất hay. Đời này chúng ta có nhân duyên gặp được tịnh độ, là ngày hy hữu khó gặp nhất từ vô lượng kiếp đến nay, nhưng chúng ta đã gặp được. Vô lượng kiếp hy hữu khó gặp ta mới gặp được, cơ hội này bỏ lỡ thì phải qua vô lượng kiếp nữa. Gặp được nếu có thể hiểu rỏ nắm bắt, thì ngay trong đời này chắc chắn thành tựu. Như vậy là đúng. Bỏ lỡ cơ hội này thì khó mà có lại. Như vậy có thể không được buông bỏ sao ? Có thể không xả bỏ sao ? Không xả bỏ thì thiệt thòi lớn, tiếp tục ngụp lặn trong luân hồi lục đạo. Thật sự buông, thật sự xả thì đến thế giới Cực lạc làm Phật.
Bí quyết tu hành chính là nhìn thấu, buông bỏ.Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu .
Tu hành là bốn chữ này, bốn chữ này là Đại sư Chương Gia truyền cho tôi, lần đầu tiên tôi với ngài gặp nhau, thỉnh giáo ngài, tôi nói con từ chỗ Giáo sư Phương: mà nhận thức được Phật pháp, cũng vô cùng hoan hỉ, thỉnh giáo Đại sư, trong Phật pháp có phương pháp nào, có thể khiến chúng ta rất nhanh đã khế nhập cảnh giới không ?
Tôi hỏi vấn đề như vậy. Tôi đề xuất vấn đề này, Đại sư nhìn tôi, tôi nhìn ngài, chúng tôi nhìn nhau nửa tiếng, tôi đợi ngài khai thị. Ngài nhìn tôi, cũng như như bất động, tôi cũng không biết nguyên nhân gì, cũng đành đợi thôi, sau nửa tiếng, nói một chữ, “có”!, chúng tôi phấn chấn lên, có, tốt. Ngài lại không nói nữa, đại khái qua mười phút, sau mười phút nói với tôi, “Khán đắc phá, phóng đắc hạ” (Nhìn cho thấu, buông cho trót).
Nhìn thấu giúp buông xuống, buông xuống giúp nhìn thấu, là phương pháp này, giống như đi cầu thang, bổ trợ cho nhau, từ Sơ phát tâm đến Như Lai địa, là phương pháp này. Ngài không hề keo kiệt pháp, đã hoàn toàn truyền cho tôi. Hai câu, sáu chữ này rất dễ dàng, hà tất phải đợi hơn bốn mươi phút? Sau mười mấy năm tôi mới bỗng nhiên đại ngộ, vì sao thời gian lâu như thế ? Tuổi trẻ chúng ta, tâm khí nông nổi, nhất định đến khi phần khí nông nổi của quý vị hoàn toàn hạ xuống, mới nói cho quý vị, vì sao vậy ? Quý vị mới có thể nghe vào.
Nếu như lúc đó lập tức đã trả lời quý vị, thì vào ở tại này, lại ra ở tai kia, hoặc là không để ý, không coi trọng. Phương pháp dạy học này là nhà Phật chuyên có, bên ngoài dạy người mà dùng phương pháp này, học sinh đều chạy hết, ai đến nghe quý vị? Hơn một tiếng chỉ nói mấy câu, nhưng từng câu đều là lời chân thực, từng câu đều là lời vô cùng quan trọng, y giáo phụng hành, nhất định có chỗ tốt.
Nếu không có kiên nhẫn, quay đầu mà đi, thì duyên sẽ biến mất. Tôi vẫn có kiên nhẫn chờ đợi, đợi sự dạy dỗ của thầy, duyên của chúng tôi là kết lại như thế. Ngôn ngữ cả đời của Đại sư không nhiều, bất luận ở nơi nào, quý vị xem tâm thế của ngài đều như trong định, luôn luôn bất động, dáng vẻ đó giống với tấm ảnh chụp, không phải chụp ảnh thì làm như thế, bình thường chính là dáng vẻ này, bất luận ở đâu quý vị thấy ngài, đều như trong định.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Bí quyết tu hành cũng là một, bí quyết chính là nhìn thấu, buông bỏ. Nhìn thấu là đối với chân tướng sự thật, thật sự minh bạch gọi là nhìn thấu. Khi đã nhìn thấu thì tự nhiên không còn chấp trước, không còn phân biệt nên họ sẽ buông bỏ. Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu !
Nếu nói ta học rất nhiều, nên hình như đã nhìn thấu, nhưng chưa buông bỏ một điều gì. Chương Gia đại sư nói, nhìn thấu đó là giả, chưa nhìn thấu, nên phải thừa nhận. Khai thị này rất quan trọng !
Vì sao? Tập khí của chúng ta xưa nay thường cảm thấy tôi học cũng không tệ, nhưng bị thầy dùng tiêu chuẩn để đo lường mới biết không có giá trị. Là thật chứ không phải giả, vẫn chưa buông bỏ! Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, chưa buông bỏ những vẫn có thể nói được như thế. Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh. Tam tâm bất khả đắc, mà ta vẫn dùng tam tâm như vậy làm sao được? So với Chư Phật Như Lai, với những pháp thân Bồ Tát, cho đến Thanh Văn Duyên Giác đều không sao sánh bằng. Người ta thật sự buông bỏ, thật sự được tự tại, chúng ta vẫn còn thị phi nhân ngã. Sai, sai đến cùng. Nếu đời này mà còn sai lầm nữa thì phiền phức rất lớn. Vì sao ? Khi mất thân người thì đến bao giờ mới đạt được thân người ? Được thân người đến bao giờ mới nghe được Phật Pháp ? Sai lầm này có thể phải trải qua rất nhiều kiếp. Không phải dùng ngàn năm vạn năm để ghi, phải trải qua rất nhiều kiếp mới gặp được một lần.
Cư sĩ Bành Tế Thanh nói rất hay. Đời này chúng ta có nhân duyên gặp được tịnh độ, là ngày hy hữu khó gặp nhất từ vô lượng kiếp đến nay, nhưng chúng ta đã gặp được. Vô lượng kiếp hy hữu khó gặp ta mới gặp được, cơ hội này bỏ lỡ thì phải qua vô lượng kiếp nữa. Gặp được nếu có thể hiểu rỏ nắm bắt, thì ngay trong đời này chắc chắn thành tựu. Như vậy là đúng. Bỏ lỡ cơ hội này thì khó mà có lại. Như vậy có thể không được buông bỏ sao ? Có thể không xả bỏ sao ? Không xả bỏ thì thiệt thòi lớn, tiếp tục ngụp lặn trong luân hồi lục đạo. Thật sự buông, thật sự xả thì đến thế giới Cực lạc làm Phật.
Bí quyết tu hành chính là nhìn thấu, buông bỏ.Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu .
Tu hành là bốn chữ này, bốn chữ này là Đại sư Chương Gia truyền cho tôi, lần đầu tiên tôi với ngài gặp nhau, thỉnh giáo ngài, tôi nói con từ chỗ Giáo sư Phương: mà nhận thức được Phật pháp, cũng vô cùng hoan hỉ, thỉnh giáo Đại sư, trong Phật pháp có phương pháp nào, có thể khiến chúng ta rất nhanh đã khế nhập cảnh giới không ?
Tôi hỏi vấn đề như vậy. Tôi đề xuất vấn đề này, Đại sư nhìn tôi, tôi nhìn ngài, chúng tôi nhìn nhau nửa tiếng, tôi đợi ngài khai thị. Ngài nhìn tôi, cũng như như bất động, tôi cũng không biết nguyên nhân gì, cũng đành đợi thôi, sau nửa tiếng, nói một chữ, “có”!, chúng tôi phấn chấn lên, có, tốt. Ngài lại không nói nữa, đại khái qua mười phút, sau mười phút nói với tôi, “Khán đắc phá, phóng đắc hạ” (Nhìn cho thấu, buông cho trót).
Nhìn thấu giúp buông xuống, buông xuống giúp nhìn thấu, là phương pháp này, giống như đi cầu thang, bổ trợ cho nhau, từ Sơ phát tâm đến Như Lai địa, là phương pháp này. Ngài không hề keo kiệt pháp, đã hoàn toàn truyền cho tôi. Hai câu, sáu chữ này rất dễ dàng, hà tất phải đợi hơn bốn mươi phút? Sau mười mấy năm tôi mới bỗng nhiên đại ngộ, vì sao thời gian lâu như thế ? Tuổi trẻ chúng ta, tâm khí nông nổi, nhất định đến khi phần khí nông nổi của quý vị hoàn toàn hạ xuống, mới nói cho quý vị, vì sao vậy ? Quý vị mới có thể nghe vào.
Nếu như lúc đó lập tức đã trả lời quý vị, thì vào ở tại này, lại ra ở tai kia, hoặc là không để ý, không coi trọng. Phương pháp dạy học này là nhà Phật chuyên có, bên ngoài dạy người mà dùng phương pháp này, học sinh đều chạy hết, ai đến nghe quý vị? Hơn một tiếng chỉ nói mấy câu, nhưng từng câu đều là lời chân thực, từng câu đều là lời vô cùng quan trọng, y giáo phụng hành, nhất định có chỗ tốt.
Nếu không có kiên nhẫn, quay đầu mà đi, thì duyên sẽ biến mất. Tôi vẫn có kiên nhẫn chờ đợi, đợi sự dạy dỗ của thầy, duyên của chúng tôi là kết lại như thế. Ngôn ngữ cả đời của Đại sư không nhiều, bất luận ở nơi nào, quý vị xem tâm thế của ngài đều như trong định, luôn luôn bất động, dáng vẻ đó giống với tấm ảnh chụp, không phải chụp ảnh thì làm như thế, bình thường chính là dáng vẻ này, bất luận ở đâu quý vị thấy ngài, đều như trong định.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments