Tu hành chính là buông bỏ, chính là nhìn thấu. Nhìn thấu là trí tuệ, buông bỏ là công phu.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 230
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Chúng ta tu hành rất khó khăn để thành tựu, chính là một câu danh hiệu Phật cũng niệm không được. Nguyên nhân là gì? Hai câu nói này nói rất hay, “đa đọa thân kiến”, phàm phu tu hành phần nhiều đọa do thân kiến. Chúng ta đọa lạc do luôn luôn nghĩ đến thân thể của chính mình, thân thể phải bảo dưỡng nó cho tốt, phải chăm sóc nó cho tốt, đem việc chăm sóc thân thể, bảo dưỡng thân thể xếp lên vị trí số một, những thứ khác là thứ hai, cho nên sự tu hành này của chúng ta không thể thành tựu. Tu hành nếu muốn thành tựu, quí vị giống như tu Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thực sự muốn tương lai chúng ta biết trước giờ đi, vãng sanh tự tại, vậy phải tu như thế nào? Phải buông bỏ thân thể, không thể nghĩ đến thân thể nữa. Thân thể là thứ phụ thuộc, không nên để tâm đến nó. Không để ý đến nó thân thể này sẽ càng ngày càng tốt. Vì sao vậy? Nó trở về với tự nhiên rồi. Tự nhiên mới mạnh khỏe nhất. Quí vị ngày ngày bồi bổ nó, nó liền dưỡng thành một thói quen, không bồi bổ nó, nó liền sinh bệnh, nó liền phải dựa vào điều này của quí vị. Lúc quí vị đem sự nương tựa này đoạn mất, nó không cần nữa, ngược lại nó sẽ mạnh khỏe. Đạo lý này chúng ta nên hiểu. Cho nên đức Phật dạy đệ tử, hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, không nên cố ý để chăm sóc nó. Trong cuộc sống hằng ngày tùy duyên là tốt, tùy duyên an vui biết bao! Không nên so đo làm gì.
Tâm thanh tịnh không thể tiếp nhận vi rút gây bệnh. Chúng ta ngày nay trong y học nói là sức miễn dịch, sức miễn dịch là gì? Tâm thanh tịnh là sức miễn dịch. Tâm địa thanh tịnh nó sẽ không cảm nhiễm. Tâm đại từ bi có thể hóa giải tất cả vi rút. Quí vị xem thanh tịnh từ bi là được! Trên đây phải dùng công phu. Không nên trong cuộc sống mong cầu được ở mọi người, bớt được biết bao nhiêu việc!
Nếu không vào dòng Thánh, ắt phải trầm luân sanh tử, muốn ra cũng không biết khi nào ra được”. Câu nói này là cảm thán! Tiểu tiểu Thánh quí vị không thể chứng đắc. Quí vị chắc chắn ở trong lục đạo còn tiếp tục làm việc luân hồi. Lúc nào quí vị mới có thể xa lìa lục đạo? Khó nói lắm, rất khó rất khó.
Dưới đây mấy câu nói nói rất hay, nói rất rõ ràng: Người tham luyến thân này, cho là có thân ta mà tham trước lo cho nó. Đây là hiện tượng của người bình thường. Tham kế thân là gì? Chấp trước thân này là ta. Đối với thân này khởi tâm tham luyến. Ngày ngày vì thân này mà nghĩ làm thế nào để bảo dưỡng thân thể. Làm thế nào để thân thể này sống cho dễ chịu nhất, tự tại nhất, chỉ nghĩ những thứ này, để cho thân thể đi hưởng thụ. Đây chính là tạo nghiệp. Ngày ngày thích ăn thức ăn ngon, sát hại tất cả chúng sanh, vì ai? Vì cái lưỡi. Chúng ta thường nói, lưỡi chỉ có ba tấc, hương vị đến cổ họng đi xuống thì không biết gì nữa. Chỉ vì cái lưỡi nó tham muốn vị ngon, tạo biết bao nhiêu là tội nghiệp! Sau khi thực sự hiểu rõ rồi, liền hiểu được lợi bất cập hại. Muốn vừa lòng dục vọng về mắt của chúng ta, nếu đi xem những thứ sắc đẹp. Muốn vừa lòng với dục vọng về tai phải đi nghe âm thanh hay. Tự cho rằng nghe hay. Thân thể mỗi một bộ phận, quí vị phải đi làm hài lòng dục vọng của nó, tạo nghiệp này nhiều lắm, tạo nghiệp nặng lắm rồi. Nghiệp tạo ra tương lai đều có báo ứng. Không phải tạo rồi thì không sao cả, sau khi tạo rồi thì phiền phức nhiều, ghê gớm lắm! Quí vị phải ở trong lục đạo tam đồ để chịu quả báo. Nếu như thực sự hiểu được, đức Phật dạy chúng ta “phàm có hình tướng đều là hư vọng”. Sáu căn, sáu trần, sáu thức, tất cả đều là hư vọng, đều không phải là thật. Thực sự thông đạt hiểu rõ rồi, chúng ta liền buông bỏ được, buông bỏ được đại tự tại! Buông bỏ khai mở trí tuệ chân thật, tự tánh, trí tuệ bát nhã hiện tiền. Không những vấn đề của bản thân giải quyết được rồi. Bản thân được đại tự tại, cũng có thể giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment