TĐ:3814-Niệm Phật Học Phật nhiều năm như thế , vì sao công phu không “đắc lực” ?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 570
*Thời gian từ: 01h26:29:25 – 01h35:50:07
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nên thường tu tập, khiến không còn nghi hối”. Không nên hoài nghi, không nên dừng lại, nghĩa là dõng mãnh tinh tấn. “Chưa đoạn cội rễ nghi ngờ, tức là tội căn”, hai câu này vô cùng quan trọng. Chúng ta sám hối, sám hối tất cả tội căn, nguồn gốc của tội là gì? Chính là hoài nghi, chính là do dự không quyết định, chúng thử nghĩ xem có đạo lý chăng?
Ngày nay chúng ta học Phật, bất luận là trong kinh giáo, hay là niệm Phật, công phu đều không đắc lực. Nguyên nhân không đắc lực phải chăng do cội rễ của nghi ngờ? Càng nghĩ càng có đạo lý, chưa đoạn gốc nghi ngờ, cho nên lúc nào cũng chướng ngại, công phu không đắc lực.
“Muốn đoạn cội rễ nghi ngờ, nên biết phương tiện”, phải dùng phương pháp nào để đoạn trừ gốc rễ nghi ngờ? “Nghi hoặc chưa đoạn, chỉ vì tuệ tâm chưa khai”, trí tuệ chưa phát, nên không đoạn được gốc nghi, có định cũng không được.
Tôi vừa mới đưa ra một ví dụ, chúng ta đưa ra một ví dụ nhỏ để nói: Trong ly nước có nhiễm ô, có vật dơ bẩn, chúng ta để một nơi. Để khoảng một tiếng, nước lóng xuống sạch sẽ. Nước sạch, có thể uống, nhưng gốc nghi chưa trừ, những thứ lóng xuống dưới là gốc của nghi ngờ. Nếu khuấy động nước này, nó lại khởi lên, cần phải trừ sạch tất cả những thứ dơ bẩn trong đó, khi đổ nước sạch ra nó cũng không bị dơ, không có chút ô nhiễm nào.
Vì sao huệ tâm không khai phát? “Chỉ vì ba cấu chướng sâu”, ba cấu này là tham sân si. Bây giờ phải thêm vào hai loại là tham sân si mạn nghi, có ngạo mạn, có hoài nghi. Năm loại tham sân si mạn nghi, năm loại này chỉ cần có trí tuệ thì không thể hiện tiền. Đây là từng bước từng bước dần dần tìm ra nguồn gốc bệnh của chúng ta. Bây giờ làm sao để trừ diệt gốc của bệnh?
Đoạn văn bên dưới đưa ra một phương pháp. Căn cứ vào An Lạc Tập, thì niệm Phật tam muội có thể trừ tất cả tội chướng tham sân si trong quá khứ hiện tại và vị lai. Chúng ta có tin được chăng? Cần phải tin, chúng ta niệm Phật đã nhiều năm nay, vì sao không trừ diệt được tham sân si? Không những không trừ được, mà hình như mỗi năm còn tăng trưởng. Chúng ta chỉ có niệm Phật, không có tam muội. Ở đây nói “niệm Phật tam muội có thể trừ”, chứ không phải nói niệm Phật có thể trừ. Chúng ta chỉ có niệm Phật, xưa nay chưa từng đạt được tam muội, đây là gì? Công phu niệm Phật chưa đắc lực, nếu công phu niệm Phật đắc lực sẽ tiêu trừ được.
Tam muội là gì? Tam muội là thiền định, chúng ta niệm Phật xưa nay chưa để tâm định vào trong danh hiệu Phật. Quý vị xem, khi niệm Phật trong lòng vẫn suy nghĩ vẫn vơ, còn rất nhiều thứ xen tạp vào, như vậy là không sạch sẽ. Như vừa rồi nói ly nước này bị dơ bẩn, tâm luôn động, những thứ dơ bẩn này vĩnh viễn không lắng đọng, nó cứ nỗi lên trên mặt nước, công phu không đắc lực. Nếu công phu thật sự đắc lực, khi niệm Phật buông bỏ vạn duyên.
Tổ sư Ấn Quang dạy chúng ta: Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng, có hiệu quả chăng? Vẫn không hiệu quả. Ngài có hiệu quả, vì sao ta không có hiệu quả? Ngài buông bỏ hết danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, nên có hiệu quả, mình chưa buông bỏ. Nên ngài có thể niệm mấy tiếng, niệm đến câu Phật hiệu thứ mấy đều rất rõ ràng, chúng ta niệm chưa đến 10 câu đã lẫn lộn. Cần phải biết nguyên nhân, nếu không biết thì làm sao tiến bộ được? Hiểu rồi mới biết, trong nguyên nhân còn có nguyên nhân, càng tìm càng sâu, tìm đến nơi sâu nhất là gì? Tập khí phiền não, cần phải đoạn tận nó, nó mới là nguồn gốc của tội. Nếu không nhổ sạch tội căn này, vĩnh viễn không thể giải quyết vấn đề, nhất định phải nhổ sạch tội căn này. Đó chính là đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, không chỉ là pháp thế gian, Phật pháp cũng không ngoại lệ.
Trong Kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp còn phải bỏ, huông gì phi pháp”, nói một cách rõ ràng minh bạch. Đối với Phật pháp không có tham sân si, đối với pháp thế gian càng không có tham sân si.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 570
*Thời gian từ: 01h26:29:25 – 01h35:50:07
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Nên thường tu tập, khiến không còn nghi hối”. Không nên hoài nghi, không nên dừng lại, nghĩa là dõng mãnh tinh tấn. “Chưa đoạn cội rễ nghi ngờ, tức là tội căn”, hai câu này vô cùng quan trọng. Chúng ta sám hối, sám hối tất cả tội căn, nguồn gốc của tội là gì? Chính là hoài nghi, chính là do dự không quyết định, chúng thử nghĩ xem có đạo lý chăng?
Ngày nay chúng ta học Phật, bất luận là trong kinh giáo, hay là niệm Phật, công phu đều không đắc lực. Nguyên nhân không đắc lực phải chăng do cội rễ của nghi ngờ? Càng nghĩ càng có đạo lý, chưa đoạn gốc nghi ngờ, cho nên lúc nào cũng chướng ngại, công phu không đắc lực.
“Muốn đoạn cội rễ nghi ngờ, nên biết phương tiện”, phải dùng phương pháp nào để đoạn trừ gốc rễ nghi ngờ? “Nghi hoặc chưa đoạn, chỉ vì tuệ tâm chưa khai”, trí tuệ chưa phát, nên không đoạn được gốc nghi, có định cũng không được.
Tôi vừa mới đưa ra một ví dụ, chúng ta đưa ra một ví dụ nhỏ để nói: Trong ly nước có nhiễm ô, có vật dơ bẩn, chúng ta để một nơi. Để khoảng một tiếng, nước lóng xuống sạch sẽ. Nước sạch, có thể uống, nhưng gốc nghi chưa trừ, những thứ lóng xuống dưới là gốc của nghi ngờ. Nếu khuấy động nước này, nó lại khởi lên, cần phải trừ sạch tất cả những thứ dơ bẩn trong đó, khi đổ nước sạch ra nó cũng không bị dơ, không có chút ô nhiễm nào.
Vì sao huệ tâm không khai phát? “Chỉ vì ba cấu chướng sâu”, ba cấu này là tham sân si. Bây giờ phải thêm vào hai loại là tham sân si mạn nghi, có ngạo mạn, có hoài nghi. Năm loại tham sân si mạn nghi, năm loại này chỉ cần có trí tuệ thì không thể hiện tiền. Đây là từng bước từng bước dần dần tìm ra nguồn gốc bệnh của chúng ta. Bây giờ làm sao để trừ diệt gốc của bệnh?
Đoạn văn bên dưới đưa ra một phương pháp. Căn cứ vào An Lạc Tập, thì niệm Phật tam muội có thể trừ tất cả tội chướng tham sân si trong quá khứ hiện tại và vị lai. Chúng ta có tin được chăng? Cần phải tin, chúng ta niệm Phật đã nhiều năm nay, vì sao không trừ diệt được tham sân si? Không những không trừ được, mà hình như mỗi năm còn tăng trưởng. Chúng ta chỉ có niệm Phật, không có tam muội. Ở đây nói “niệm Phật tam muội có thể trừ”, chứ không phải nói niệm Phật có thể trừ. Chúng ta chỉ có niệm Phật, xưa nay chưa từng đạt được tam muội, đây là gì? Công phu niệm Phật chưa đắc lực, nếu công phu niệm Phật đắc lực sẽ tiêu trừ được.
Tam muội là gì? Tam muội là thiền định, chúng ta niệm Phật xưa nay chưa để tâm định vào trong danh hiệu Phật. Quý vị xem, khi niệm Phật trong lòng vẫn suy nghĩ vẫn vơ, còn rất nhiều thứ xen tạp vào, như vậy là không sạch sẽ. Như vừa rồi nói ly nước này bị dơ bẩn, tâm luôn động, những thứ dơ bẩn này vĩnh viễn không lắng đọng, nó cứ nỗi lên trên mặt nước, công phu không đắc lực. Nếu công phu thật sự đắc lực, khi niệm Phật buông bỏ vạn duyên.
Tổ sư Ấn Quang dạy chúng ta: Niệm rõ ràng, nghe rõ ràng, nhớ rõ ràng, có hiệu quả chăng? Vẫn không hiệu quả. Ngài có hiệu quả, vì sao ta không có hiệu quả? Ngài buông bỏ hết danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, nên có hiệu quả, mình chưa buông bỏ. Nên ngài có thể niệm mấy tiếng, niệm đến câu Phật hiệu thứ mấy đều rất rõ ràng, chúng ta niệm chưa đến 10 câu đã lẫn lộn. Cần phải biết nguyên nhân, nếu không biết thì làm sao tiến bộ được? Hiểu rồi mới biết, trong nguyên nhân còn có nguyên nhân, càng tìm càng sâu, tìm đến nơi sâu nhất là gì? Tập khí phiền não, cần phải đoạn tận nó, nó mới là nguồn gốc của tội. Nếu không nhổ sạch tội căn này, vĩnh viễn không thể giải quyết vấn đề, nhất định phải nhổ sạch tội căn này. Đó chính là đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, không chỉ là pháp thế gian, Phật pháp cũng không ngoại lệ.
Trong Kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp còn phải bỏ, huông gì phi pháp”, nói một cách rõ ràng minh bạch. Đối với Phật pháp không có tham sân si, đối với pháp thế gian càng không có tham sân si.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments