TĐ:3540- Hiểu đúng về “chính báo & y báo”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
TĐ:3540- Hiểu đúng về “chính báo & y báo”
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 404
*Thời gian từ: 01h28:17:20 – 01h39:09:21
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Trong Hoàn Nguyên Quán nói rất rõ ràng: từ nhất thể khởi nhị dụng. Nhị dụng: thứ nhất chính là hoàn cảnh, y báo. Dụng thứ hai là chánh báo, chánh báo là chính mình. Điều này nhất định phải rất rõ ràng. Y báo là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Trong hoàn cảnh có nhân sự hoàn cảnh, nhà Phật gọi là y chánh trang nghiêm. Chánh báo chắc chăn là chính mình, ngoài mình ra toàn bộ là y báo. Trong y báo có hoàn cảnh nhân sự, có hoàn cảnh vật chất, có hoàn cảnh tự nhiên. Chư Phật Bồ Tát là tôi, nhân sự hoàn cảnh trong y báo, chư Phật Bồ Tát. Chánh báo là chính mình.
Thông thường Phật vì chúng ta giới thiệu thế giới Cực Lạc. Chánh báo của thế giới Cực Lạc là Phật A Di Đà. Chúng ta đến thế giới Cực Lạc chúng ta là hoàn cảnh y báo của Phật A Di Đà. Trái lại chính chúng ta là chánh báo, Phật A Di Đà là y báo của chúng ta, thế giới Cực Lạc là y báo của chúng ta. Tất cả mọi người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc toàn là y báo của chúng ta. Y báo này nhất định phải hiểu rõ ràng minh bạch. Y chánh là một không phải hai, vĩnh viễn không thể tách rời.
Chúng ta đối với chính mình như thế nào thì cần đối đãi với người khác như thế, đối đãi y báo của chúng ta. Trong y báo bao gồm_nên nhớ rằng nhân sự, vật chất là hoàn cảnh tự nhiên. Đối với chúng ta_thông thường nói một cách thích hợp_chính là đối với nhân sự của chúng ta. Còn đối với vạn vật vạn vật đa phần là chỉ động vật, thêm nữa chính là thực vật như cây cỏ hoa lá, sơn hà đại địa. Trong đó còn bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên như sáng tối, gió mưa đều thuộc hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng tự nhiên hình thành vật chất hữu hình và vô hình, hiện nay chúng ta gọi là dao động, mắt thịt chúng ta không nhìn thấy được, hoặc là nói sanh vật bất đồng không gian duy thứ, và chúng ta là nhất thể, đều từ trong thanh tịnh viên minh thể lưu xuất ra, lưu xuất nên là nhất thể. Nhất thể thì phải biết tương thân tương ái, trong nhất thể nhất định phải biết bao dung.
Họ mê thất tự tánh nên không biết là nhất thể, họ mới làm ra rất nhiều hành động trái với tự tánh. Nếu biết họ tuyệt đối không làm trái, mà tùy thuận tánh đức. Tâm tùy thuận tánh đức đó, tâm bao dung đó là loại thứ ba trong ba loại chu biến, hàm dung không hữu. Hàm không, không là hư không, tâm bao thái hư. Dung là dung hữu, hữu chính là ba loại hiện tượng, hiện tượng vật chất, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng tinh thần, nó có thể bao dung. Tâm ôm trọn cả hư không pháp giới, không có gì không bao dung. Bao dung đến mức độ nào? Nhất thể.
Nếu nói bao dung như cha mẹ, vợ con, con cái. Điều này có thể bao dung, vẫn không phải nhất thể. Bao dung đến nhất thể giống điều gì? Giống ngũ quan của chúng ta: nhãn nhĩ tỷ thiệt thân, lục phủ ngũ tạng, những thứ này rất thân thiết, là nhất thể. Phải xem vạn sự vạn vật trong vũ trụ là lục phủ ngũ tạng của chính mình, mắt tai mũi lưỡi là nhất thể, ai làm được? Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ Tát làm được. Trong mắt các ngài tuyệt đối không xem chúng ta là người ngoài, xem chúng ta như là cục cưng của mình, cách nhìn của các ngài là như vậy. Pháp thân Bồ Tát cũng dùng cách nhìn này, vì sao? Vì họ hoàn toàn minh bạch.
Trong Kinh Hoa Nghiêm bậc Sơ trụ trở lên. Trong mắt họ biến pháp giới hư không giới và chính mình là nhất thể. Không thể thừa nhận đó là mê thất tự tánh, họ không xa rời tự tánh, chỉ là hoàn toàn mê thôi. Cha mẹ mình mà con không quen biết.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment