TĐ:3682- Hiểu đúng về “tự nhiên vô vi”

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
TĐ:3682- Hiểu đúng về “tự nhiên vô vi”
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 497
*Thời gian từ: 00h59:04:04 – 01h14:16:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tự nhiên vô vi, bất nhân tạo tác, tự nhiên an trú ư vô vi pháp trung, thử chân vô vi; nhược nhân tạo tác, tắc thị hữu vi”. Cái gì gọi là tạo tác? Khởi tâm động niệm là tạo tác, phân biệt là tạo tác, chấp trước là tạo tác, dùng bộ não của quý vị để suy nghĩ, nên làm thế nào làm thế nào, là tạo tác, đó gọi là hữu vi pháp. Hết thảy mọi thứ là vì tư tưởng, thiết kế, phát minh của bản thân quý vị, đi thi công, đều là hữu vi pháp, không phải là tự nhiên. Tự nhiên mới gọi là vô vi pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện cho chúng ta, vô vi pháp. Buổi tối Ngài trú ở nơi nào? Dưới gốc cây, đêm ngủ dưới cây, ăn ngày một bữa. Ăn ngày một bữa, ra ngoài đi khất thực, không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước, mọi người cho thứ gì ăn thứ đó. Ngài sống là một cuộc sống vô vi pháp, ngài đem vô vi pháp trong cuộc sống biểu hiện cho chúng ta. Mỗi ngày Ngài dạy vô vi pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni chưa viết qua bản thảo, chưa viết gì gọi là đề cương, không cần suy nghĩ trước là giảng cho quý vi điều gì, không cần. Quý vị đặt câu hỏi, cũng không cần suy nghĩ phải trả lời quý vị ra sao, không cần, đều không cần, đều là theo tự nhiên, vô vi. Vô vi mà vô sở bất vi, vô sở bất vi mà vô vi, đây gọi là chân vô vi pháp. Được không? Quý vị dám làm thì sẽ được, quý vị không làm thì không được. Vì sao vậy? Ở Trung Quốc, Đại sư Huệ Năng lục tổ thiền tông đời Đường làm gương cho chúng ta, thị hiện ở Trung Quốc. Ngài không biết chữ, ngài suốt đời giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, an trú vô vi, cũng chính là an trú thanh tịnh bình đẳng giác. Ngài Huệ Năng suốt đời giáo hoá chúng sanh, giống hệt như Phật Thích Ca Mâu Ni, không có bản thảo, cũng không viết đề cương. Bất luận giảng cho một người, hai người, hay là nhiều người, Ngài vừa ngồi xuống, giảng liền một mạch không ngớt, ghi âm lại lời Ngài nói, là một bài giảng rất tuyệt diệu, quý vị bảo Ngài viết, ngài viết không ra, Ngài không biết chữ. Tất cả mọi kinh điển của đức Thế Tôn Ngài đều chưa đọc qua, người khác cầm kinh điển đến thỉnh giáo ngài, “Anh đọc cho ta nghe”, nghe đọc xong ngài sẽ giảng giải cho quý vị. Vô vi! Đây là cái gì? Đây là trí tuệ. Trí tuệ từ đâu mà có? “Thích đắc kỳ trung”, trí huệ sẽ mở ra. Hơi có chút thiên tà, trí tuệ sẽ không có. Ý nghĩa của trung là không thiên không tà, một chút thiên tà cũng không có, cái tâm này ở chánh trung. Phật nói với chúng ta, mỗi một người đều có chân tâm, chân tâm chính là trung, có ý nghĩa là trung ở đây, cũng chính là thanh tịnh bình đẳng giác. Vì sao chân tâm của quý vị không hiện ra? Quý vị có vọng tâm, quý vị có ý nghĩ. Niệm trước diệt rồi, niệm sau lại sanh khởi, đây là vọng tâm, toàn là vọng cả, chân tâm của quý vị chưa bao giờ lộ ra lần nào. Người học Phật, người niệm Phật, người tham thiền, người trì chú, người tụng kinh đều có kinh nghiệm, có thể là chân tâm hiện ra trong một sát na, nhưng niệm thứ hai chân tâm không còn nữa. Quý vị không giữ được, nếu quý vị giữ được công phu thì sẽ thành công,
Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment