Đừng có tâm trạng thích làm thầy người khác,nên tốt nhất phải quản tốt chính mình,

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
http://hoclamnguoi.edu.vn/project-post/chia-se-thai-thuong-cam-ung-thien-tap-15-thay-thai-le-huc/

Câu này nói về “toán giảm”, thọ mạng, phước báo của chúng ta sẽ giảm tổn ở những chỗ nào vậy? Nhà Phật tổng hợp lại thành ba nghiệp thân khẩu ý, từ ba góc độ này, chúng ta thường quán chiếu chính mình. Thân: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm. Chúng ta tu học Phật pháp Đại thừa, trong Phật pháp Đại thừa, không những từ trong hành vi chúng ta không được phạm mà còn yêu cầu từ trong tâm cũng không được phạm. Cho nên nghiệp sát, từ trong tâm là không não hại chúng sanh. Chúng ta cùng chung sống với người khác, vì hành vi của mình mà khiến họ rất buồn phiền, rất đau khổ, điều này chúng ta đã phạm giới sát rồi.

Tuy nhiên, quý vị khuyên họ hướng thiện nhưng họ rất đau khổ, như vậy có coi là phạm giới sát không? Tùy tình hình. Ví dụ khi quý vị khuyên họ mà trong tâm quý vị có ý niệm khống chế họ, thì việc này vẫn là đã phạm giới sát, vẫn là não hại chúng sanh. Nếu họ có đủ lòng tin đối với quý vị, quý vị rất thành khẩn khuyên họ, có thể lúc đó họ có phần không dễ chịu, nhưng khi họ bình tĩnh lại, họ sẽ cảm ơn quý vị, họ sẽ nghĩ rằng hồi đó người bạn đó đã nói với mình rồi, là đúng vậy. Có một đồng nhân nói rằng: “Mỗi lần tôi khuyên người khác, hình như cảm thấy lúc khuyên bảo đó hơi gấp một chút, có thể không để ý đến việc nên khuyên về lỗi của người khác ở trong phòng riêng”.

Trước hết chúng ta phải suy nghĩ một điểm, khi chúng ta muốn khuyên người khác thì khả năng phán đoán thị phi tà chánh của chúng ta đã chính xác chưa? Chúng ta vừa học “cùng khuyên thiện, cùng lập đức”, mình phải cố gắng đi khuyên người khác. Trên thực tế, “thấy chưa thật, chớ nói bừa”, chúng ta nhìn sự việc này, có thể nếu đứng ở góc độ của chúng ta thì cảm thấy như vậy là không thỏa đáng, nhưng người ta có thể đã suy nghĩ từ một góc độ khác mà chúng ta chưa nhìn thấy. Cho nên trước khi khuyên người, trước hết phải coi kiến giải của chúng ta đã đúng chưa.

Thứ hai, đừng có tâm trạng thích làm thầy người khác. Thật ra chúng ta bình tâm nhìn lại, nếu như chúng ta ngay chính mình mà còn quản không được thì chúng ta nhìn sự vật sẽ rất chuẩn sao? Rất khó đảm bảo. Cho nên tốt nhất phải quản tốt chính mình, thói quen sinh hoạt của mình còn không tốt, tôi thấy chúng ta đi khuyên người thì trong tâm người ta sẽ không tiếp thu, “Thói quen sinh hoạt của anh cũng không tốt hơn tôi, anh còn khuyên tôi cái gì?”. Mình làm đúng rồi mới giáo hóa người được. Nếu như chính mình còn chưa làm ra một hình ảnh tu hành tốt mà thường muốn khuyên người ta thì tỉ lệ thích làm thầy người khá nặng, tại sao? Người thật tu đạo ngay cả thời gian cắt móng tay cũng không có. Thời gian dùng vào sự dụng công, dùng vào việc đối trị tập khí, còn cảm thấy một ngày 24 tiếng không đủ dùng, làm sao còn thời gian nhìn lỗi lầm người khác, bàn tán thị phi (chuyện phải quấy) của người? Không có thời gian. Người thật sự dụng công sẽ cảm nhận được thật sự không có thời gian để cắt móng tay. Tất nhiên vẫn phải cắt móng tay, chỉ là trong trạng thái đó chúng ta sẽ cảm thấy thật sự đối trị tập khí không hề dễ, phải thật sự hạ công phu. Quý vị muốn chế phục vọng niệm mà không đọc kinh, không niệm Phật thì không thể nào chế phục được, vọng tưởng có thể càng ngày càng nhiều.

Bản thân làm tốt rồi, phán đoán cũng đúng đắn rồi, lại biết đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương mà nhìn sự việc, dùng tâm đồng cảm để thấu hiểu họ, muốn tốt cho họ mà khuyên, người ta dễ dàng tiếp thu. Tất nhiên phương thức phải là “mặt ta vui, lời ta dịu”, phải khuyên điều sai ở trong phòng riêng. Cho nên khuyên người, nếu như người ta không thể tiếp thu, nhất định vẫn phải ghi nhớ giáo huấn của lão tổ tiên, “làm việc không thành, xét lại chính mình” (hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỉ), đây là thân nghiệp. Chúng ta nói không sát sanh tức là không não hại chúng sanh. Luôn luôn suy nghĩ cho người, như vậy ngã chấp mới nhẹ bớt.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment