Trì danh niệm Phật lợi ích rất thù thắng. “Chí ư trì niệm”, đây chính là “chấp trì danh hiệu” mà trong Kinh Di Đà nói. Trong kinh điển đại thừa dạy chúng ta buông bỏ tất cả, Tịnh tông là đại thừa, chỉ có pháp môn này đặc biệt buông bỏ tất cả, chỉ nắm giữ danh hiệu_trì danh. Trì danh tiến thêm một bước nữa là chuyên niệm, tiếp thêm một bước nữa là nhất hướng chuyên niệm. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Quán Niệm Pháp Môn nói, đây là nói đến tất cả chúng sanh căn tánh bất đồng, có thượng căn, có trung căn, có hạ căn, là do nhiều đời kiếp trong quá khứ, mọi người dụng công phu không giống nhau, nên công đức đạt được không tương đồng. Nhưng “kỳ tuỳ căn tánh”, bất luận là hàng thượng trung hay hạ căn, đức Phật đều dạy quý vị chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Niệm bốn chữ hay niệm sáu chữ cũng được.
Lúc Liên Trì đại sư còn tại thế, có đồng học đến thỉnh giáo ngài. Biết ngài là người niệm Phật, đặc biệt là lúc cuối đời chuyên tu Tịnh độ. Họ đến hỏi ngài phương pháp niệm Phật như thế nào? Ngài nói tôi niệm bốn chữ A Di Đà Phật, trong Kinh Di Đà chỉ nói chấp trì danh hiệu, danh hiệu tức là bốn chữ. Người ta hỏi: vậy ngài dạy người khác thì sao? Ngài nói tôi dạy người khác niệm sáu chữ thêm chữ Nam Mô_Nam Mô A Di Đà Phật. Người ta hỏi vì sao ngài niệm bốn chữ, còn dạy người khác niệm sáu chữ? Điều này có gì không giống nhau? Đại sư nói: tôi đối với Tịnh độ, đối với thế Giới Cực Lạc Phật A Di Đà thâm tín không hoài nghi. Phát tâm quyết định cầu vãng sanh ngay trong đời này, nên tôi chỉ niệm bốn chữ, hoàn toàn nghe theo giáo huấn trong kinh điển. Kinh điển dạy tôi chấp trì danh hiệu, danh hiệu tức A Di Đà Phật. Vì sao dạy người khác niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc thật sự muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, muốn vãng sanh là chỉ nói trên miệng, còn đối với thế gian này lại không buông được. Hay nói cách khác, họ không nhất định được vãng sanh, nên khuyên họ niệm Nam Mô A Di Đà Phật, là ý gì? Nam mô nghĩa là quy y. Quy y Phật A Di Đà, quy mạng Phật A Di Đà. Cũng có nghĩa là cung kính, cung kính Phật A Di Đà_lời khách sáo. Thật sự vãng sanh điều đó không cần khách khí, những lời khách sáo này có thể miễn. Nhất tâm chuyên niệm, thêm Nam Mô cũng là xen tạp. Quý vị xem chuyên này, chuyên đến trình độ nhất hướng chuyên niệm. Khai thị này của Liên Trì đại sư ý nghĩa rất thâm sâu, rất rộng. Chúng ta phải tỷ mỷ để lãnh hội, phải học như Ấn Quang đại sư, nhất tâm chuyên niệm quyết định cầu sanh Tịnh độ.
Lúc Liên Trì đại sư còn tại thế, có đồng học đến thỉnh giáo ngài. Biết ngài là người niệm Phật, đặc biệt là lúc cuối đời chuyên tu Tịnh độ. Họ đến hỏi ngài phương pháp niệm Phật như thế nào? Ngài nói tôi niệm bốn chữ A Di Đà Phật, trong Kinh Di Đà chỉ nói chấp trì danh hiệu, danh hiệu tức là bốn chữ. Người ta hỏi: vậy ngài dạy người khác thì sao? Ngài nói tôi dạy người khác niệm sáu chữ thêm chữ Nam Mô_Nam Mô A Di Đà Phật. Người ta hỏi vì sao ngài niệm bốn chữ, còn dạy người khác niệm sáu chữ? Điều này có gì không giống nhau? Đại sư nói: tôi đối với Tịnh độ, đối với thế Giới Cực Lạc Phật A Di Đà thâm tín không hoài nghi. Phát tâm quyết định cầu vãng sanh ngay trong đời này, nên tôi chỉ niệm bốn chữ, hoàn toàn nghe theo giáo huấn trong kinh điển. Kinh điển dạy tôi chấp trì danh hiệu, danh hiệu tức A Di Đà Phật. Vì sao dạy người khác niệm sáu chữ? Người khác chưa chắc thật sự muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, muốn vãng sanh là chỉ nói trên miệng, còn đối với thế gian này lại không buông được. Hay nói cách khác, họ không nhất định được vãng sanh, nên khuyên họ niệm Nam Mô A Di Đà Phật, là ý gì? Nam mô nghĩa là quy y. Quy y Phật A Di Đà, quy mạng Phật A Di Đà. Cũng có nghĩa là cung kính, cung kính Phật A Di Đà_lời khách sáo. Thật sự vãng sanh điều đó không cần khách khí, những lời khách sáo này có thể miễn. Nhất tâm chuyên niệm, thêm Nam Mô cũng là xen tạp. Quý vị xem chuyên này, chuyên đến trình độ nhất hướng chuyên niệm. Khai thị này của Liên Trì đại sư ý nghĩa rất thâm sâu, rất rộng. Chúng ta phải tỷ mỷ để lãnh hội, phải học như Ấn Quang đại sư, nhất tâm chuyên niệm quyết định cầu sanh Tịnh độ.
- Category
- Giảng Pháp
Comments