Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 290 - 291
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Người phát tâm nhiều vô kể, thật sự thành tựu không được mấy người. Nhưng phát tâm vẫn tốt hơn không phát tâm, tâm vừa phát, a lại da liền có chủng tử. Vì sao không thể thành tựu? Vì tập khí phiền não quá nặng, chướng duyên quá nhiều, không vượt qua được sự cám dỗ. Đối với bản thân đem lại chút lợi ích, là tâm thay đổi rồi. Chúng ta thấy cổ kim trong ngoài, người tu học chân chánh có thành tựu, họ có định công. Chúng ta nói họ có tâm sâu xa, có kiên trì, không dễ bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Quí vị ở trên núi tu hành, trên núi thường có, hiện nay rất phổ biến, khách thập phương đến tham quan, đến tham học. Có nhân duyên với quý vị, đây là nhân duyên nhiều đời trước, khi gặp rất hoan hỷ. Nói với quý vị, ở chỗ chúng tôi có đạo tràng, muốn mời quý vị đến làm trụ trì, đến đó hoằng pháp lợi sanh, chúng tôi ủng hộ quý vị. Nghe vậy tâm động ngay, rất muốn đi, hủy hoại bổn nguyện một đời của mình. Quý vị chưa thành tựu, đã lìa đạo tràng, như vậy làm sao có thành tựu?
Trước đây tôi từng đến Nhật bản sáu lần, có một lần đến tham bái núi Tỷ Duệ. Người Nhật bản gọi núi này là chiếc nôi của Phật giáo, vì sao vậy? Vì 30 tông phái của Phật giáo Nhật bản, tổ sư khai sơn đầu tiên đều tu hành ở núi này. Khi tôi phỏng vấn, thỉnh giáo họ, ngày xưa chư vị đại đức này ở trên núi tu hành, thời gian bao lâu? Phương trượng núi Tỷ Duệ nói với tôi, thời gian dài nhất là ba bốn mươi năm không hạ sơn, ít nhất là mười bảy năm. Người xưa thường nói: “bảy năm tiểu thành, chín năm đại thành”. Ít nhất là 18 năm, họ có thể không thành tựu sao? Tâm họ an định, không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, không bị danh văn lợi dưỡng cám dỗ, họ có thể thành công.
Ngày nay chúng ta chỉ một chút không như ý là sanh oán hận. Đạo tràng có lỗi với họ, một chút cám dỗ bên ngoài họ liền cảm động, đi theo. Đây chính là điều thầy Lý nói: “có chùa không có đạo, không thể hưng giáo”. Câu này của thầy Lý nói rất nặng. Nếu chúng ta muốn làm cho Phật giáo hưng thịnh, không thể không hiểu đạo lý này.
Những gì học tập được trong kinh giáo, phải thực hành trong cuộc sống. Nếu kinh giáo thoát ly khỏi cuộc sống, tập khí phiền não không hề giảm nhẹ, kinh điển chỉ là một chút tri kiến đầu lưỡi, không khởi tác dụng. Đáng sanh tử như thế nào vẫn là sanh tử như thế đó, không hề liên quan đến liễu sanh tử xuất tam giới, đoạn phiền não sanh bồ đề. Đây là không biết học.
Trong đời này tôi từng thấy rất nhiều. Người biết học, quả thật không nhiều, vô cùng hy hữu. Người không biết học, gọi là tu luyện một cách mù quáng, quả thật rất nhiều. Không phải Phật pháp không linh, mà ta học sai, ta không biết học.
Câu “đối với các hữu tình, thường dùng từ nhẫn làm hoài bảo”, chúng ta có làm được chăng? Nó quá quan trọng, như vậy mới gọi là tấm lòng Bồ Tát. Lòng dạ vốn có của quý vị đều tự cho mình hơn người, người khác đều không bằng mình. Cảm giác ưu việt, tâm trạng ngạo mạn khinh thị người khác, đó là lòng dạ gì? Là lòng dạ của ba đường ác. Học Phật tạo tội nghiệp của ba đường ác, vẫn phải đọa vào ba đường ác.
Người suốt đời giảng kinh dạy học, vẫn tự tư tự lợi, vẫn bị cuốn vào danh văn lợi dưỡng, không có chút từ bi thương xót nào, đời sau vẫn đọa địa ngục. Người giảng kinh sao lại đọa địa ngục? Giảng kinh là một việc, tâm hành sở tạo là tội nghiệp của tam đồ. Tạo nghiệp đương nhiên chịu quả báo, không thể vì người này giảng kinh thuyết pháp, mà có thể không chịu quả báo, không có đạo lý này. Chúng ta không thể không biết điều này. Học Phật phải bắt đầu từ đây, phải thường dùng từ nhẫn làm hoài bảo.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Người phát tâm nhiều vô kể, thật sự thành tựu không được mấy người. Nhưng phát tâm vẫn tốt hơn không phát tâm, tâm vừa phát, a lại da liền có chủng tử. Vì sao không thể thành tựu? Vì tập khí phiền não quá nặng, chướng duyên quá nhiều, không vượt qua được sự cám dỗ. Đối với bản thân đem lại chút lợi ích, là tâm thay đổi rồi. Chúng ta thấy cổ kim trong ngoài, người tu học chân chánh có thành tựu, họ có định công. Chúng ta nói họ có tâm sâu xa, có kiên trì, không dễ bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Quí vị ở trên núi tu hành, trên núi thường có, hiện nay rất phổ biến, khách thập phương đến tham quan, đến tham học. Có nhân duyên với quý vị, đây là nhân duyên nhiều đời trước, khi gặp rất hoan hỷ. Nói với quý vị, ở chỗ chúng tôi có đạo tràng, muốn mời quý vị đến làm trụ trì, đến đó hoằng pháp lợi sanh, chúng tôi ủng hộ quý vị. Nghe vậy tâm động ngay, rất muốn đi, hủy hoại bổn nguyện một đời của mình. Quý vị chưa thành tựu, đã lìa đạo tràng, như vậy làm sao có thành tựu?
Trước đây tôi từng đến Nhật bản sáu lần, có một lần đến tham bái núi Tỷ Duệ. Người Nhật bản gọi núi này là chiếc nôi của Phật giáo, vì sao vậy? Vì 30 tông phái của Phật giáo Nhật bản, tổ sư khai sơn đầu tiên đều tu hành ở núi này. Khi tôi phỏng vấn, thỉnh giáo họ, ngày xưa chư vị đại đức này ở trên núi tu hành, thời gian bao lâu? Phương trượng núi Tỷ Duệ nói với tôi, thời gian dài nhất là ba bốn mươi năm không hạ sơn, ít nhất là mười bảy năm. Người xưa thường nói: “bảy năm tiểu thành, chín năm đại thành”. Ít nhất là 18 năm, họ có thể không thành tựu sao? Tâm họ an định, không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, không bị danh văn lợi dưỡng cám dỗ, họ có thể thành công.
Ngày nay chúng ta chỉ một chút không như ý là sanh oán hận. Đạo tràng có lỗi với họ, một chút cám dỗ bên ngoài họ liền cảm động, đi theo. Đây chính là điều thầy Lý nói: “có chùa không có đạo, không thể hưng giáo”. Câu này của thầy Lý nói rất nặng. Nếu chúng ta muốn làm cho Phật giáo hưng thịnh, không thể không hiểu đạo lý này.
Những gì học tập được trong kinh giáo, phải thực hành trong cuộc sống. Nếu kinh giáo thoát ly khỏi cuộc sống, tập khí phiền não không hề giảm nhẹ, kinh điển chỉ là một chút tri kiến đầu lưỡi, không khởi tác dụng. Đáng sanh tử như thế nào vẫn là sanh tử như thế đó, không hề liên quan đến liễu sanh tử xuất tam giới, đoạn phiền não sanh bồ đề. Đây là không biết học.
Trong đời này tôi từng thấy rất nhiều. Người biết học, quả thật không nhiều, vô cùng hy hữu. Người không biết học, gọi là tu luyện một cách mù quáng, quả thật rất nhiều. Không phải Phật pháp không linh, mà ta học sai, ta không biết học.
Câu “đối với các hữu tình, thường dùng từ nhẫn làm hoài bảo”, chúng ta có làm được chăng? Nó quá quan trọng, như vậy mới gọi là tấm lòng Bồ Tát. Lòng dạ vốn có của quý vị đều tự cho mình hơn người, người khác đều không bằng mình. Cảm giác ưu việt, tâm trạng ngạo mạn khinh thị người khác, đó là lòng dạ gì? Là lòng dạ của ba đường ác. Học Phật tạo tội nghiệp của ba đường ác, vẫn phải đọa vào ba đường ác.
Người suốt đời giảng kinh dạy học, vẫn tự tư tự lợi, vẫn bị cuốn vào danh văn lợi dưỡng, không có chút từ bi thương xót nào, đời sau vẫn đọa địa ngục. Người giảng kinh sao lại đọa địa ngục? Giảng kinh là một việc, tâm hành sở tạo là tội nghiệp của tam đồ. Tạo nghiệp đương nhiên chịu quả báo, không thể vì người này giảng kinh thuyết pháp, mà có thể không chịu quả báo, không có đạo lý này. Chúng ta không thể không biết điều này. Học Phật phải bắt đầu từ đây, phải thường dùng từ nhẫn làm hoài bảo.
- Category
- Giảng Pháp
Comments