Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 9 - 10
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Phù Tịnh Tông chi diệu, tại ư bất ly Phật pháp, nhi hành thế pháp, bất phế thế pháp, nhi chứng Phật pháp (Điều hay tuyệt của Tịnh Tông là chẳng lìa Phật pháp mà hành pháp thế gian, chẳng bỏ pháp thế gian mà chứng Phật pháp). Đây là chỗ thù thắng của Tịnh Tông, đúng là xảo diệu. Tiếp đó, sách viết: Nhân trì danh chi pháp, tối vi phương tiện, tùy địa khả tu (do pháp trì danh thuận tiện nhất, chỗ nào cũng có thể tu được), có thể tu bất cứ lúc nào, tu ở bất cứ chỗ nào, một câu Phật hiệu trong tâm, phải thật sự làm được tiêu chuẩn nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối như Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói, thật sự, chẳng giả. Giữ vững lục căn chẳng cho chúng rong ruổi theo bên ngoài, phi lễ vật thị, phi lễ vật thính (phi lễ chớ nhìn, phi lễ chớ nghe), khống chế được! Lục căn chẳng chạy theo cảnh giới lục trần. Đối với phàm phu, cảnh giới lục trần bên ngoài dẫn dụ lục căn, quý vị bèn tạo nghiệp; thật sự có thể khống chế nó, thì có thấy cảnh giới bên ngoài hay không? Thấy chứ! Nhưng thấy ra sao? Chẳng để trong lòng, thấy mà như không thấy, nghe mà chẳng nghe, chẳng bận lòng, đó gọi là công phu. Trong tâm là gì? Trong tâm là A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng đều chẳng có. Trò chuyện trao đổi với quý vị, đó là pháp thế gian, nhưng Phật hiệu trong tâm chẳng gián đoạn. Chẳng phải là nói tôi có chuyện phải làm, tôi buông niệm Phật xuống, đó là gì? Đó là công phu vẫn chưa đủ, chưa đạt, người mới học mới phải làm như vậy. Đặc biệt là khi phải dùng đến đầu óc suy nghĩ, quý vị tạm thời buông Phật hiệu xuống để làm việc. Sau khi làm xong xuôi, lại niệm Phật. Nếu đã đạt Niệm Phật tam-muội, sẽ chẳng có chướng ngại, trong mười hai thời Phật hiệu chẳng gián đoạn, làm được, chứ chẳng phải là không làm được!
Xưa kia, tôi ở Đài Loan, vào dịp Tết năm nọ, có một vị lão cư sĩ đến chúc Tết tôi, cụ cũng là tín đồ đã lâu của Hoa Tạng Đồ Thư Quán. Bà cụ đến bảo tôi: Bạch pháp sư! Nay trong lòng tôi rất thanh tịnh, chuyện gì tôi cũng đều buông xuống, nhưng không thể bỏ cháu nội được! Công phu niệm Phật của bà cụ rất tốt, không buông cháu nội xuống được, tôi nói với cụ: Bà hãy tưởng A Di Đà Phật là cháu bà, bà sẽ thành công! Bà cụ chẳng nghĩ đến cháu, chẳng nghĩ tới, nhưng trong tâm thật sự có cháu, thời thời khắc khắc đều có bóng dáng của đứa cháu, A Di Đà Phật thường treo nơi miệng, trong tâm là cháu. Do vậy, tôi dạy bà cụ một phương pháp để thay đổi: Hãy đem cháu bà đổi thành A Di Đà Phật, bà sẽ thành công! Trong lòng thật sự có A Di Đà Phật! Đó là niệm Phật! Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật (nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật), Đại Thế Chí Bồ Tát nói như thế. Nếu chúng ta một lòng một dạ nghĩ tới thế giới Cực Lạc, mong vãng sanh, chẳng vãng sanh sẽ phiền phức lớn lắm, chẳng vãng sanh sẽ phải luân hồi trong lục đạo. Luân hồi trong lục đạo đúng là khổ quá, chẳng muốn luân hồi nữa! Chẳng còn tiêm nhiễm những thứ trong lục đạo, tâm quý vị bèn định, cái gì cũng đều chẳng nghĩ tới. Mỗi ngày ăn no ba bữa là được rồi, chuyện gì cũng không phải truy tìm, có thể ăn đủ no, quần áo có thể chống lạnh là được rồi, có một chỗ nhỏ bé để ngủ là đủ rồi, cần chi nữa? Quý vị đã biết đủ, biết đủ thường vui. Tâm chẳng có mảy may gánh nặng nào, thân lẫn tâm đều chẳng có áp lực, quý vị nói có tự tại lắm hay không? Trong tâm thật sự có Phật, công phu như vậy nhanh là một năm, chậm thì tối đa là ba năm, quý vị sẽ đạt được Niệm Phật tam-muội. Niệm Phật tam-muội là gì? Tâm thanh tịnh. Trong tựa đề của kinh Vô Lượng Thọ có thanh tịnh, quý vị đã đạt được. Tâm thanh tịnh sanh trí huệ, chẳng còn sanh phiền não nữa. Khi nào sẽ vãng sanh? Trong cảnh giới ấy, muốn vãng sanh lúc nào sẽ vãng sanh khi ấy; quý vị vừa nghĩ, A Di Đà Phật liền đến. Có thọ mạng, nhưng chẳng cần thọ mạng nữa, đi ngay bây giờ được chăng? Được! Thông tin của quý vị gởi sang A Di Đà Phật, ở nơi đây vừa khởi niệm, A Di Đà Phật liền biết ngay, Phật đến tiếp dẫn. Chẳng có công phu ấy sẽ không được, nghĩ cách nào Phật cũng chẳng đến, vì sao nghĩ mà Phật không đến? Do quý vị vọng tưởng, nên Phật không đến, vẫn chưa buông những thứ tạp nhạp trong thế gian xuống được! Thật sự buông xuống sẽ có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Thế giới này khổ ngần ấy, chịu khổ nhiều năm ngần ấy, còn có gì tốt đẹp để lưu luyến nữa? Sanh về thế giới Cực Lạc vĩnh viễn lìa khổ, được vui. Vì sao chẳng làm? Nói thật ra là vì tham sống sợ chết! Nếu có Niệm Phật Đường nào mở ở đây, bảo mọi người: Đến chỗ tôi niệm Phật, chắc chắn bảy ngày sẽ vãng sanh, quý vị thấy có ai dám tới hay không? Không dám tới! Mỗi ngày cầu vãng sanh, nhưng bảy ngày chắc chắn vãng sanh thì chẳng ai dám tới Niệm Phật Đường ấy! Giả trất, chẳng thật! Miệng đúng, tâm sai! Sau khi chúng ta hiểu rõ, phải thật sự làm, các đạo lý đều hiểu rõ ràng, minh bạch.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Phù Tịnh Tông chi diệu, tại ư bất ly Phật pháp, nhi hành thế pháp, bất phế thế pháp, nhi chứng Phật pháp (Điều hay tuyệt của Tịnh Tông là chẳng lìa Phật pháp mà hành pháp thế gian, chẳng bỏ pháp thế gian mà chứng Phật pháp). Đây là chỗ thù thắng của Tịnh Tông, đúng là xảo diệu. Tiếp đó, sách viết: Nhân trì danh chi pháp, tối vi phương tiện, tùy địa khả tu (do pháp trì danh thuận tiện nhất, chỗ nào cũng có thể tu được), có thể tu bất cứ lúc nào, tu ở bất cứ chỗ nào, một câu Phật hiệu trong tâm, phải thật sự làm được tiêu chuẩn nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối như Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói, thật sự, chẳng giả. Giữ vững lục căn chẳng cho chúng rong ruổi theo bên ngoài, phi lễ vật thị, phi lễ vật thính (phi lễ chớ nhìn, phi lễ chớ nghe), khống chế được! Lục căn chẳng chạy theo cảnh giới lục trần. Đối với phàm phu, cảnh giới lục trần bên ngoài dẫn dụ lục căn, quý vị bèn tạo nghiệp; thật sự có thể khống chế nó, thì có thấy cảnh giới bên ngoài hay không? Thấy chứ! Nhưng thấy ra sao? Chẳng để trong lòng, thấy mà như không thấy, nghe mà chẳng nghe, chẳng bận lòng, đó gọi là công phu. Trong tâm là gì? Trong tâm là A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng đều chẳng có. Trò chuyện trao đổi với quý vị, đó là pháp thế gian, nhưng Phật hiệu trong tâm chẳng gián đoạn. Chẳng phải là nói tôi có chuyện phải làm, tôi buông niệm Phật xuống, đó là gì? Đó là công phu vẫn chưa đủ, chưa đạt, người mới học mới phải làm như vậy. Đặc biệt là khi phải dùng đến đầu óc suy nghĩ, quý vị tạm thời buông Phật hiệu xuống để làm việc. Sau khi làm xong xuôi, lại niệm Phật. Nếu đã đạt Niệm Phật tam-muội, sẽ chẳng có chướng ngại, trong mười hai thời Phật hiệu chẳng gián đoạn, làm được, chứ chẳng phải là không làm được!
Xưa kia, tôi ở Đài Loan, vào dịp Tết năm nọ, có một vị lão cư sĩ đến chúc Tết tôi, cụ cũng là tín đồ đã lâu của Hoa Tạng Đồ Thư Quán. Bà cụ đến bảo tôi: Bạch pháp sư! Nay trong lòng tôi rất thanh tịnh, chuyện gì tôi cũng đều buông xuống, nhưng không thể bỏ cháu nội được! Công phu niệm Phật của bà cụ rất tốt, không buông cháu nội xuống được, tôi nói với cụ: Bà hãy tưởng A Di Đà Phật là cháu bà, bà sẽ thành công! Bà cụ chẳng nghĩ đến cháu, chẳng nghĩ tới, nhưng trong tâm thật sự có cháu, thời thời khắc khắc đều có bóng dáng của đứa cháu, A Di Đà Phật thường treo nơi miệng, trong tâm là cháu. Do vậy, tôi dạy bà cụ một phương pháp để thay đổi: Hãy đem cháu bà đổi thành A Di Đà Phật, bà sẽ thành công! Trong lòng thật sự có A Di Đà Phật! Đó là niệm Phật! Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật (nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật), Đại Thế Chí Bồ Tát nói như thế. Nếu chúng ta một lòng một dạ nghĩ tới thế giới Cực Lạc, mong vãng sanh, chẳng vãng sanh sẽ phiền phức lớn lắm, chẳng vãng sanh sẽ phải luân hồi trong lục đạo. Luân hồi trong lục đạo đúng là khổ quá, chẳng muốn luân hồi nữa! Chẳng còn tiêm nhiễm những thứ trong lục đạo, tâm quý vị bèn định, cái gì cũng đều chẳng nghĩ tới. Mỗi ngày ăn no ba bữa là được rồi, chuyện gì cũng không phải truy tìm, có thể ăn đủ no, quần áo có thể chống lạnh là được rồi, có một chỗ nhỏ bé để ngủ là đủ rồi, cần chi nữa? Quý vị đã biết đủ, biết đủ thường vui. Tâm chẳng có mảy may gánh nặng nào, thân lẫn tâm đều chẳng có áp lực, quý vị nói có tự tại lắm hay không? Trong tâm thật sự có Phật, công phu như vậy nhanh là một năm, chậm thì tối đa là ba năm, quý vị sẽ đạt được Niệm Phật tam-muội. Niệm Phật tam-muội là gì? Tâm thanh tịnh. Trong tựa đề của kinh Vô Lượng Thọ có thanh tịnh, quý vị đã đạt được. Tâm thanh tịnh sanh trí huệ, chẳng còn sanh phiền não nữa. Khi nào sẽ vãng sanh? Trong cảnh giới ấy, muốn vãng sanh lúc nào sẽ vãng sanh khi ấy; quý vị vừa nghĩ, A Di Đà Phật liền đến. Có thọ mạng, nhưng chẳng cần thọ mạng nữa, đi ngay bây giờ được chăng? Được! Thông tin của quý vị gởi sang A Di Đà Phật, ở nơi đây vừa khởi niệm, A Di Đà Phật liền biết ngay, Phật đến tiếp dẫn. Chẳng có công phu ấy sẽ không được, nghĩ cách nào Phật cũng chẳng đến, vì sao nghĩ mà Phật không đến? Do quý vị vọng tưởng, nên Phật không đến, vẫn chưa buông những thứ tạp nhạp trong thế gian xuống được! Thật sự buông xuống sẽ có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Thế giới này khổ ngần ấy, chịu khổ nhiều năm ngần ấy, còn có gì tốt đẹp để lưu luyến nữa? Sanh về thế giới Cực Lạc vĩnh viễn lìa khổ, được vui. Vì sao chẳng làm? Nói thật ra là vì tham sống sợ chết! Nếu có Niệm Phật Đường nào mở ở đây, bảo mọi người: Đến chỗ tôi niệm Phật, chắc chắn bảy ngày sẽ vãng sanh, quý vị thấy có ai dám tới hay không? Không dám tới! Mỗi ngày cầu vãng sanh, nhưng bảy ngày chắc chắn vãng sanh thì chẳng ai dám tới Niệm Phật Đường ấy! Giả trất, chẳng thật! Miệng đúng, tâm sai! Sau khi chúng ta hiểu rõ, phải thật sự làm, các đạo lý đều hiểu rõ ràng, minh bạch.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments