Tín tâm bất thuần. Tín tâm bất nhất. Tín tâm bất tương tục. Cũng không thể vãng sanh được.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 422
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Tín tâm bất thuần, tín tâm bất nhất, tín tâm bất tương tục. mỗi ngày niệm Phật 10 vạn tiếng, cũng không thể vãng sanh được.

Ở dưới nói rất rõ ràng: Phục hữu tam chủng bất tương ưng. Đây cũng là lời của chư vị tổ sư, các Ngài bảo rằng, nếu chúng ta có ba loại bất tương ưng này, thì tuy mỗi ngày niệm Phật 10 vạn tiếng, cũng không thể vãng sanh được.
Loại thứ nhất là: Tín tâm bất thuần, nhược tồn nhược vong. Bất thuần nghĩa là gì? Là không chân thật. Tâm này lúc có, lúc không. Bình thường thì nó giống như có, nhưng ở tình trạng cấp bách thì không có nữa. Ở tình trạng cấp bách thì quên hết, hoàn toàn là vì bản thân, là vì cái nhục thể của mình, thật vô cùng sai lầm.


Loại thứ hai là: tín tâm bất nhất, vị vô quyết định cố. Dục của họ quá nhiều, yêu thích của họ quá nhiều. Học Phật, tông phái nào họ cũng thích. Thiện Tài Đồng Tử 53 tham vấn, 53 pháp môn đều hâm mộ, đều muốn học, học rộng nghe nhiều, muốn làm nhà bác học. Nếu có ý niệm như vậy, thì tâm của họ đúng là “bất nhất”, họ không thể thành tựu, sự thành tựu của họ chỉ là kiến thức Phật học thông thường. Quý vị xem, 53 pháp môn, không có pháp môn nào chuyên, không có pháp môn nào tinh, chỉ là hiểu được một chút kiến thức bên ngoài, không ích lợi gì.


Loại thứ ba là: tín tâm bất tương tục, vì sao? Vì dư niệm gian cố, rất nhiều tạp niệm. Ba loại bất tương ưng này thực sự là một căn bệnh nặng.


Dưới đây nói: Điệp tướng thâu nhiếp, nhược năng tương tục, tắc thị nhất tâm. Đản năng nhất tâm tức thị thuần tâm. Cụ thử tam tâm, nhược bất sanh giả, vô hữu thị xứ. Chúng ta phải buông bỏ ba loại “bất” này. “Thâu nhiếp” tức là buông bỏ, buông bỏ được ba loại này, thì đạt được ba điều. Thứ nhất là “tín tâm thuần”. Hai là “tín tâm chuyên”. Ba là “tín tâm tương tục”, quý vị sẽ thành tựu, chắc chắn quý vị được thành tựu.


Sau cùng nói: “Nhược năng tương tục” tức là nhất tâm. “Đản năng nhất tâm” nhất tâm tức là thuần tâm. Người này nhất định được vãng sanh, nhất định thành tựu. Trong này nói mặt trái của nó “nhược bất sanh giả vô hữu thị xứ”. Người đủ ba tâm như vậy, mà không được vãng sanh, không thể có đạo lý này. “Vô hữu thị xứ” tức là không có đạo lý này.


Thử luận trực chỉ đương thế tịnh nghiệp hành nhân chi bệnh căn. Quả thực vì sao đại đa số tín tâm không thuần? Là bởi họ không hiểu rõ ràng, thời gian học tập đại thừa quá ngắn, nên không lý giải được, không thể

Hà lao thuyết diệu thuyết huyền”. Câu “thuyết diệu thuyết huyền” này nghĩa là gì? Nghiên cứu kinh điển, nghiên cứu kinh điển tức là “thuyết diệu thuyết huyền”. Đại sư Ngẫu Ích nói câu này, là chúng ta hiểu rõ rồi.
Người chân chánh niệm Phật, một lòng quy y Phật A Di Đà, một phương hướng là cầu sanh Tịnh Độ, một mục tiêu là thân cân Phật A Di Đà, thì không cần kinh điển nữa. Vì sao vậy? Vì kinh giáo không còn kịp nữa. Nghiên cứu kinh điển là hiểu được một chút đạo lý, nhưng không thể vãng sanh. Không nghiên cứu kinh điển thì chẳng hiểu gì cả, nhưng họ có thể đến thế giới Cực Lạc. Đến thế giới Cực Lạc rồi thì điều gì họ cũng biết. Chưa đến thế giới Cực Lạc, thì họ không biết gì cả. Không biết gì cả là sao? Là căn bản trí, bát nhã vô trí. Người nhất tâm niệm Phật đó là bát nhã vô trí, là căn bản trí, người đó đến thế giới Cực Lạc thì chẳng có gì họ không biết. Họ thật sự đang cầu trí huệ, trí huệ chân thật.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment