Pháp môn dễ nhất, giản đơn nhất. Ai cũng có thể tu, cũng có thể vãng sinh. Ai cũng có thể thành Phật

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 399
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Nên biết những điều kinh này dạy, là cực kì đơn giản và dễ dàng_Pháp môn dễ nhất, giản đơn nhất. Nếu chấp trì danh hiệu, không kể rảnh rang hay bận bịu, không kể động tịnh, đi đứng nằm ngồi, đều có thể tu được, đoạn này muốn nói gì? Phương pháp tu tập, rất đơn giản. Không kể cuộc sống hàng ngày của quý vị bận bịu hay rảnh rang, không kể động hay tịnh, quý vị ngồi để niệm Phật, niệm Phật khi đang đi, hay tản bộ cũng được, bất cứ thời gian nào hay nơi chốn nào. Chỉ cần không suy nghĩ, không phải vấn đề suy nghĩ, thì có thể niệm được hết. Trừ phi ngủ, suy nghĩ thì có thể không niệm, còn lại lúc nào cũng có thể niệm, đi đứng nằm ngồi đều có thể niệm.
Quý vị niệm khi nằm nghỉ thì không cần thành tiếng, cứ niệm thầm, bởi vì khi nằm mà niệm thành tiếng thì tổn khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nằm trên giường chỉ nên niệm thầm là tốt nhất, quý vị thấy thấy đơn giản không. Nên biết những gì kinh này dạy, kinh Di đà đã khai thị cho chúng ta. “Nãi chí tiệp”, tiệp là nhanh, không có pháp môn nào có thể thành công nhanh hơn. “Ngắn nhất”, ngắn là đường tắt, là con đường ngắn nhất cho người phàm phu thành Phật, qúy vị có thể thành công bằng con đường ngắn nhất. Pháp tức phương pháp, môn là con đường, là con đường, pháp môn nhanh nhất, ngắn nhất, phương pháp thành Phật, con đường thành Phật.
Pháp môn xưng danh hiệu, đây chính là niệm danh hiệu Phật A Di Đà, đây là một pháp tu. Không kể hiền hay ngu, không luận nam hay nữ, người giàu kẻ nghèo, dù sang hay hèn, đều có thể tu. Nó không lựa chọn, đó là pháp bình đẳng, bạn là thánh hiền cũng được, bạn là người ngu si không sao, nam cũng được, nữ cũng tốt. Bần cùng cũng tu được, giàu sang cũng có thể tu. Sang là người có địa vị xã hội, hèn là người dân đen, không kể giàu nghèo sang hèn đều có thể tu, tìm đâu ra một pháp môn như thế! Nếu tất cả tám vạn bốn nghìn pháp môn đều chỉ cần những điều kiện như thế, thì rất nhiều pháp môn phải bị đào thải, chỉ có trì danh niệm Phật là đầy đủ nhất.
Nên biết những điều kinh này dạy, kinh ở đây là tiểu bổn Kinh Di Đà. Đương nhiên tiểu bổn như vậy, thì đại bổn cũng không ngoại lệ. Đại bổn, tiểu bổn đều là một bộ kinh, một bên nói rất đơn giản, một bên nói chi tiết. Với phần tử trí thức, những người ngày nay thì chi tiết hơn, nếu không nói chi tiết sợ họ không hiểu, không thể tiếp thu. Kinh Di đà có thể dẫn dắt những người có nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên. Còn đối với những người phước đức, thiện căn ít hơn một chút thì có kinh Vô Lượng Thọ, khi nghe kinh Vô Lượng Thọ, những người này sẽ tin ngay.
Là pháp môn thu nhiếp rộng nhất, nhiếp thọ chúng sinh. Có thể nói đây là đương cơ của pháp môn này, phù hợp với những người đủ điều kiện tu pháp môn này, rất nhiều. Có thể không tìm ra một người, tìm không ra người không phù hợp với một pháp môn như thế, ai cũng có thể tu, ai cũng có thể vãng sinh, ai cũng có thể thành Phật ngay trong đời này, có thể tìm được không! Rất khó, điều này chúng ta không thể không biết, chúng ta không thể không cố gắng học tập. Các pháp môn trong tám vạn bốn ngàn pháp môn khác, không chắc chắn thành tựu, chỉ duy nhất pháp môn này thôi, đúng như lời pháp sư Thiện Đạo nói: vạn người tu thì có vạn người vãng sinh, chúng ta phải tin câu nói này. Chỉ cần không làm trái với tâm bồ đề, bạn phải tuỳ thuận tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm thì nhất định bạn sẽ thành công. Trong tất cả các kinh, các pháp môn, nếu nói đến nhiếp cơ, thực sự thực hiện được rộng lớn nhất, chỉ có bộ kinh này, ngoài bộ kinh này ra, bạn không tìm thấy ở bộ thứ hai.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment