Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người. Tôi đã đạt được một ngày cũng chẳng thể lơi lỏng.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1556

Ba mươi năm trước, tiến sĩ Thang Ân Tỷ (Toynbee) đã có nói, ông nói câu ấy chẳng bao lâu bèn qua đời. Khi đó, ông đã tám mươi lăm tuổi, hình như ông ta qua đời lúc tám mươi sáu tuổi. Ông nói “khoa học kỹ thuật hiện thời đã đạt đến tột đỉnh”, chẳng biết ba mươi năm sau, khoa học kỹ thuật tăng tấn mạnh mẽ; nhưng ông đã nói một câu: “Mỗi lần tiến bộ đều phải trả giá đau đớn, thê thảm!” Sáng hôm nay, có một đồng học kể với tôi, người phát minh cell phone (hiện thời mọi người đều dùng cell phone) đã nghiêm trọng cảnh cáo: Thường mang cell phone trên người, thường xuyên sử dụng nó, sẽ hết sức bất lợi cho sức khỏe. Thường xuyên dùng cell phone, năm năm thì toàn thể thần kinh sẽ bị tê liệt, lại còn dễ dẫn đến bệnh ung thư. Ông ta khuyên tốt nhất là đừng đeo trên người. Phụ nữ đựng trong bóp xách tay, nam giới thì tốt nhất là đặt trong túi đựng hồ sơ, đừng đeo trên người. Thứ này phát sóng rất mạnh, thường xuyên đeo trên người sẽ quấy nhiễu nội tạng của quý vị. Đã thế, tốt nhất là đừng sử dụng hơn một phút. Đúng là khi bất đắc dĩ, quý vị mới sử dụng nó. Lâu hơn một phút, sẽ gây tổn thương cho tế bào nơi thân quý vị. Tôi cảm thấy đó là lương tâm của người sáng chế cell phone đã phát hiện!
Quý vị thấy, đó là khoa học tiến bộ, chúng ta nghĩ đến lời tiến sĩ Thang Ân Tỷ đã nói: “Trả giá đớn đau, thê thảm”. Kẻ thường dùng cell phone đoản mạng! Lẽ ra quý vị vốn có thể sống đến chín mươi tuổi, có thể là sáu mươi tuổi quý vị đã xong đời, phải trả giá bằng ba mươi năm sanh mạng, cái được chẳng bù nổi cái mất! Bởi lẽ, đối với mỗi thứ được phát minh trong hiện thời, nhân loại đều phải trả giá bằng sự hy sinh đau đớn, thê thảm. Giống như hiện thời công nghiệp phát triển, không khí bị ô nhiễm khiến cho con người chẳng trông thấy trời xanh, mây trắng. Hằng ngày sống trong bầu không khí ô nhiễm, thảy đều bị giảm thiểu thọ mạng, đó là cội nguồn đem lại bệnh tật nghiêm trọng. Có thể giải quyết vấn đề này hay không? Các thứ phát minh trong hiện thời tạo ra vấn đề! Công thương nghiệp, khoa học kỹ thuật hằng ngày tạo ra vấn đề cho nhân loại. Tạo ra những vấn đề gì vậy? Tạo thành vấn đề thúc đẩy chuyện tận thế xảy đến nhanh hơn, những điều này toàn là do các nhà khoa học nói, do tiến sĩ Thang Ân Tỷ nói, nhân loại trên địa cầu sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, phải trả bằng cái giá ấy! Vì thế, đấy chẳng phải là thiện, mà là ác. Người hiện thời coi ác là thiện, coi thiện là ác, điên đảo! Người có đại trí huệ mới có thể nhìn ra, mới có thể thấy rõ ràng, minh bạch! Thật sự thiện là gì? Giáo dục. Nội dung của giáo dục là gì? Luân lý, đạo đức, nhân quả, trí huệ. Đấy là chân thiện, đấy là thuần thiện.
Người trong quá khứ làm như vậy, họ sống trong chân thiện và thuần thiện. Trong ấy có chân lạc, có sự hưởng thụ chân thật. Một người làm thì một người đạt được, hai người làm thì hai người đạt được. Người một nhà làm thì người một nhà đạt được. Người trong một nước làm được thì người trong một nước đạt được. Các đồng học mỗi ngày đến nghe kinh Hoa Nghiêm, vì sao phải đến nghe? Thiện pháp. Xác thực là từng câu từng chữ của Hoa Nghiêm đều trọn đủ luân lý, đạo đức, nhân quả, trí huệ. Có đồng học đã nói với tôi, nghe kinh hữu dụng lắm! Có thể dùng vào cuộc sống hằng ngày, có thể dùng trong công việc, rất có thọ dụng! Thật sự có thể thọ dụng, tức là quý vị chẳng uổng công nghe! Hằng ngày chúng ta học tập, tiên sinh Phương Đông Mỹ trước kia đã dạy tôi điều này: “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”. Tôi đã đạt được, dẫu một ngày cũng chẳng thể lơi lỏng. Vì sao? Lạc thọ! Khổng Tử bảo: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?” (Học rồi thường xuyên tập luyện, cũng chẳng vui sao?) Sự hỷ duyệt từ trong nội tâm tuôn ra, chẳng đến từ bên ngoài. Đấy là Tánh Đức từ trong tự tánh tự nhiên lưu lộ. Đồng thời cũng có thể giúp đỡ người khác, tự hành vốn là hóa tha, tự hành và hóa tha là một, chẳng hai!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment