Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, thì phải hướng về Tâm cung kính mà cầu...nơi lòng kính sợ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5 Views
Đại sư Ấn Quang Thường nói: Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp, thì phải hướng về Tâm cung kính mà cầu. Có một phần cung kính thì tiêu một phần tội nghiệp, tăng phước huệ một phần. Có mười phần cung kính thì tiêu mười phần tội nghiệp, tăng phước huệ mười phần. Nếu không cung kính đến nỗi khinh lờn thì tội nghiệp sẽ tăng, phước huệ cũng giảm. Nếu như không có tâm chân thành cung kính, quý vị ngày ngày bên cạnh Phật, Bồ Tát, theo họ cả đời quý vị vẫn là phàm phu, không học được gì cả. Thứ quý vị học được không tách rời sanh tử luân hồi, đây là điều khó của Phật pháp.
Ấn Quang Đại sư lớn tiếng kêu gọi, dạy cả một đời rồi, được mấy người nghe hiểu? Được mấy người giác ngộ? Đó chính là một phần thành kính một phần lợi ích, mười phần thành kính mười phần lợi ích.
Người học Phật, ban đêm không nên ở trần, mặc quần đùi mà ngủ. Vì một Phật tử lúc nào cũng phải gìn lòng như đối trước Phật. Đến bữa cơm không nên ăn quá độ, thức ăn dù ngon, hạp miệng cũng chỉ nên ăn tám chín phần mà thôi. Nếu ăn đủ mười phần thì kẻ khác bị thiếu, mà tạng phủ mình cũng thọ thương. Phước đức của phàm phu đâu có bao nhiêu, nếu thường ăn như thế, thọ lộc phải giảm. Vả lại khi ăn quá nhiều, thân tâm mờ mệt, nếu thực phẩm không tiêu, tất ra hơi dưới. Việc này rất không thanh nhã, tội lỗi rất to. Như sự đốt hương ở điện Phật chẳng qua là để tiêu biểu lòng cung kính, xét lại mùi thơm đâu có bao nhiêu? Nếu ăn quá no để cho ra hơi dưới... mùi hôi thối xông đến Tam bảo, thì đời sau tất phải bị quả báo làm loài dòi. Vậy muốn tránh lỗi ấy, tốt hơn là nên ăn cho có điều độ. Thảng như bao tử yếu bị chứng hàn, món ăn khó tiêu, cảm thấy muốn ra hơi dưới, thì nên bước ra ngoài, đến chỗ trống cho ra, đợi khi hơi tan lại đi vào trong. Nếu có việc không ra ngoài được, thì phải dùng sức nén lại, giây phút hơi sẽ tiêu tan ở trong bụng. Có kẻ cho rằng làm như thế e sanh ra bệnh, lời này không nên nghe theo, vì nếu giữ một chút vệ sinh không đáng vào đâu mà để cho ra hơi dưới nơi điện Phật, nhà Tăng, thì khổ báo của tội lỗi còn nặng gấp hơn muôn phần. Trong giới luật của Phật chế, chưa nói đến việc này, có lẽ người xưa thân thể mạnh khỏe, không tham ăn, chẳng có điều bất nhã ấy, nên Phật chưa nói, nếu như có, tất Phật đã nói ra rồi! Vậy chớ cho rằng Phật không chế giới ngăn cấm điều ấy, mà tùy ý cho ra hơi dưới. Làm như thế là tự rước lấy sự đọa lạc, chừng ấy Phật muốn cứu độ cũng không biết làm sao? Thuở xưa đức Khổng Tử lấy tư cách bậc Thánh nhân đến chầu vị quốc quân phàm phu, khi còn ở dưới thềm sắp muốn bước vào triều, đã nén nhẹ hơi thở, huống chi lúc đối trước mặt vua? Cho nên, sách Luận Ngữ nói: “So vạt áo bước lên đền, thân mình cúi xuống, nhẹ hơi dường như không thở”. Chúng ta là phàm phu đầy nghiệp lực, đang lúc ở nơi điện Phật, một đấng trời trong hàng trời, Thánh trong hàng Thánh, là chỗ Tam bảo đầy đủ mà không để tâm thúc liễm, mặc ý cho ra hơi hôi thối nơi dưới, tội lỗi ấy lớn biết chừng bao? Xin chớ cho rằng tôi nói ra đây việc không thanh nhã, tôi chẳng ngại gì mang tiếng không thanh nhã, chỉ sợ cho những kẻ thô suất lầm gây ra nhân đọa lạc làm loài dòi tửa đó thôi.
Người học Phật, sớm mai thức dậy và sau khi đại tiểu tiện đều phải rửa tay. Khi dùng tay gãi nơi thân, chà dưới chân cùng rờ các chỗ không sạch khác, đều cũng phải rửa. Dù tháng nóng nực, cũng không nên tự do mở nút áo để phơi ngực hoặc vén quần bày bắp vế. Tùy tiện khạc đàm hỉ mũi là một việc rất tổn phước. Chẳng những ở trong Phật điện, Tăng đường, không được hỉ nhổ, mà bên ngoài điện đường chỗ đất sạch sẽ cũng không nên làm việc ấy, vì nơi đất sạch mà bị khạc nhổ, thì liền hiện ra tướng dơ. Có người thô tháo không kiêng dè, cứ hỉ nhổ bừa trong phòng, trên đất, nơi tường, thành ra trong nhà chỗ nào cũng có đàm dãi. Kẻ ấy cho rằng khạc đàm là được thông trệ và bỏ chất nhơ ra ngoài, nhưng không dè mỗi ngày thường nhổ như thế thì bao nhiêu tinh hoa của chất ăn uống đều biến thành đàm, nhiều ngày sẽ sanh ra bệnh. Trong thân người có gì tinh sạch, tốt hơn là nên nuốt đi, lâu ngày sẽ không còn đàm nữa. Đây là phương pháp dùng đàm trừ đàm rất thần diệu. Nếu không nuốt được thì nên nhổ vào khăn tay, phải hành động cho khéo đừng để người thấy. Nhưng việc này cũng nhọc công và không sạch, chẳng bằng nuốt đi, đã không nhọc nhằn lại không bày ra sự nhơ nhớp; hơn nữa còn dứt được bệnh đàm. Vài điều trên đây, dường như không đáng nói, có kẻ lại cho rằng nhỏ nhặt không mấy để tâm. Nhưng người học Phật phải giữ tư cách lễ nghi và biết sợ tội, nếu chẳng thế thì thành ra kẻ thô tháo sỗ sàng, hiện đời phước giảm tội thêm, kiếp sau phải bị đọa lạc.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment