Ấn Quang Đại sư thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ.
Ấn Quang Đại sư lớn tiếng kêu gọi, dạy cả một đời rồi, được mấy người nghe hiểu? Được mấy người giác ngộ? Đó chính là một phần thành kính một phần lợi ích, mười phần thành kính mười phần lợi ích.
Chuyện như vậy nay thấy nhiều lắm.
Con người hiện thời coi kinh Phật như giấy cũ, để lẫn lộn kinh với những thứ khác trên án kinh, tay chẳng rửa ráy, miệng không súc sạch, thân đung đưa, chân gác lên, thậm chí phóng thí, gãi chân, hết thảy phóng túng chẳng e sợ mà muốn đọc kinh để được phước tiêu tội thì chỉ có ma vương muốn tiêu diệt Phật pháp mới chứng minh, tán thán, bảo là hoạt bát viên dung, phù hợp sâu xa với diệu đạo chẳng chấp trước của Đại thừa! Phật tử chân tu thực sự tu hành, trông thấy chỉ đành ngấm ngầm đau lòng, lặng lẽ ứa lệ, than thở quyến thuộc ma hoành hành, chẳng biết làm sao !
Phật pháp đến nay suy tàn quá đỗi. Chúng sanh mờ mịt như kẻ mù không ai dẫn đường. Dẫu có một hai thiện tri thức khai thị, nhưng do nghiệp sâu chướng nặng, chánh trí chẳng khai, tuy nghe chánh pháp, chẳng sanh tin tưởng. Dẫu sanh tin tưởng cũng vẫn là phù phiếm, như say, như mộng, trọn chẳng có định kiến. Vừa gặp tà ma, ngoại đạo bèn như nhặng bu theo mùi thối, như thiêu thân đâm đầu vào lửa. Kiến bu, chim tụ, xúm xít muôn ngàn.
Ấn Quang Đại sư thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phước huệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phước huệ. Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ. Đến khi tội hết, mới nương thân nơi nhân lành ấy, lại được nghe pháp tu hành, ăn chay niệm Phật, cầu về Tây phương để thoát đường sanh tử? Nếu hiện đời này hết lòng thành kính, thì hiện đời có thể nương sức từ của Phật đới nghiệp vãng sanh. Và một phen được vãng sanh, thì vượt phàm vào Thánh, thoát khỏi luân hồi, hằng xa lìa các sự khổ, chỉ thuần hưởng những điều vui.
Con người tu phước và tạo nghiệp, tóm lại chẳng qua ba nghiệp sáu căn. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc về thân nghiệp, một ý căn sau thuộc về tâm, tức là ý nghiệp. Ba nghiệp là nghiệp thân, khẩu, và ý.
Người học Phật, ban đêm không nên ở trần, mặc quần đùi mà ngủ. Vì một Phật tử lúc nào cũng phải gìn lòng như đối trước Phật. Đến bữa cơm không nên ăn quá độ, thức ăn dù ngon, hạp miệng cũng chỉ nên ăn tám chín phần mà thôi. Nếu ăn đủ mười phần thì kẻ khác bị thiếu, mà tạng phủ mình cũng thọ thương. Phước đức của phàm phu đâu có bao nhiêu, nếu thường ăn như thế, thọ lộc phải giảm. Vả lại khi ăn quá nhiều, thân tâm mờ mệt, nếu thực phẩm không tiêu, tất ra hơi dưới. Việc này rất không thanh nhã, tội lỗi rất to. Như sự đốt hương ở điện Phật chẳng qua là để tiêu biểu lòng cung kính, xét lại mùi thơm đâu có bao nhiêu? Nếu ăn quá no để cho ra hơi dưới. . . mùi hôi thúi xông đến Tam bảo, thì đời sau tất phải bị quả báo làm loài dòi. Vậy muốn tránh lỗi ấy, tốt hơn là nên ăn cho có điều độ. Thảng như bao tử yếu bị chứng hàn, món ăn khó tiêu, cảm thấy muốn ra hơi dưới, thì nên bước ra ngoài, đến chỗ trống cho ra, đợi khi hơi tan lại đi vào trong. Nếu có việc không ra ngoài được, thì phải dùng sức nén lại, giây phút hơi sẽ tiêu tan ở trong bụng. Có kẻ cho rằng làm như thế e sanh ra bệnh, lời này không nên nghe theo, vì nếu giữ một chút vệ sinh không đáng vào đâu mà để cho ra hơi dưới nơi điện Phật, nhà Tăng, thì khổ báo của tội lỗi còn nặng gấp hơn muôn phần. Trong giới luật của Phật chế, chưa nói đến việc này, có lẽ người xưa thân thể mạnh khỏe, không tham ăn, chẳng có điều bất nhã ấy, nên Phật chưa nói, nếu như có, tất Phật đã nói ra rồi! Vậy chớ cho rằng Phật không chế giới ngăn cấm điều ấy, mà tùy ý cho ra hơi dưới. Làm như thế là tự rước lấy sự đọa lạc, chừng ấy Phật muốn cứu độ cũng không biết làm sao? Thuở xưa đức Khổng Tử lấy tư cách bậc Thánh nhân đến chầu vị quốc quân phàm phu, khi còn ở dưới thềm sắp muốn bước vào triều, đã nén nhẹ hơi thở, huống chi lúc đối trước mặt vua? Cho nên, sách Luận Ngữ nói: “So vạt áo bước lên đền, thân mình cúi xuống, nhẹ hơi dường như không thở”.
Chúng ta là phàm phu đầy nghiệp lực, đang lúc ở nơi điện Phật, một đấng trời trong hàng trời, Thánh trong hàng Thánh, là chỗ Tam bảo đầy đủ mà không để tâm thúc liễm, mặc ý cho ra hơi hôi thúi nơi dưới, tội lỗi ấy lớn biết chừng bao? Xin chớ cho rằng tôi nói ra đây việc không thanh nhã, tôi chẳng ngại gì mang tiếng không thanh nhã, chỉ sợ cho những kẻ thô suất lầm gây ra nhân đọa lạc làm loài dòi tửa đó thôi.
Ấn Quang Đại sư lớn tiếng kêu gọi, dạy cả một đời rồi, được mấy người nghe hiểu? Được mấy người giác ngộ? Đó chính là một phần thành kính một phần lợi ích, mười phần thành kính mười phần lợi ích.
Chuyện như vậy nay thấy nhiều lắm.
Con người hiện thời coi kinh Phật như giấy cũ, để lẫn lộn kinh với những thứ khác trên án kinh, tay chẳng rửa ráy, miệng không súc sạch, thân đung đưa, chân gác lên, thậm chí phóng thí, gãi chân, hết thảy phóng túng chẳng e sợ mà muốn đọc kinh để được phước tiêu tội thì chỉ có ma vương muốn tiêu diệt Phật pháp mới chứng minh, tán thán, bảo là hoạt bát viên dung, phù hợp sâu xa với diệu đạo chẳng chấp trước của Đại thừa! Phật tử chân tu thực sự tu hành, trông thấy chỉ đành ngấm ngầm đau lòng, lặng lẽ ứa lệ, than thở quyến thuộc ma hoành hành, chẳng biết làm sao !
Phật pháp đến nay suy tàn quá đỗi. Chúng sanh mờ mịt như kẻ mù không ai dẫn đường. Dẫu có một hai thiện tri thức khai thị, nhưng do nghiệp sâu chướng nặng, chánh trí chẳng khai, tuy nghe chánh pháp, chẳng sanh tin tưởng. Dẫu sanh tin tưởng cũng vẫn là phù phiếm, như say, như mộng, trọn chẳng có định kiến. Vừa gặp tà ma, ngoại đạo bèn như nhặng bu theo mùi thối, như thiêu thân đâm đầu vào lửa. Kiến bu, chim tụ, xúm xít muôn ngàn.
Ấn Quang Đại sư thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phước huệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phước huệ. Nếu không mảy may cung kính, thì sự tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải hoàn toàn không lợi ích, nhưng do tội khinh lờn ấy, trước phải bị nhiều kiếp đọa vào tam đồ. Đến khi tội hết, mới nương thân nơi nhân lành ấy, lại được nghe pháp tu hành, ăn chay niệm Phật, cầu về Tây phương để thoát đường sanh tử? Nếu hiện đời này hết lòng thành kính, thì hiện đời có thể nương sức từ của Phật đới nghiệp vãng sanh. Và một phen được vãng sanh, thì vượt phàm vào Thánh, thoát khỏi luân hồi, hằng xa lìa các sự khổ, chỉ thuần hưởng những điều vui.
Con người tu phước và tạo nghiệp, tóm lại chẳng qua ba nghiệp sáu căn. Sáu căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Năm căn trước thuộc về thân nghiệp, một ý căn sau thuộc về tâm, tức là ý nghiệp. Ba nghiệp là nghiệp thân, khẩu, và ý.
Người học Phật, ban đêm không nên ở trần, mặc quần đùi mà ngủ. Vì một Phật tử lúc nào cũng phải gìn lòng như đối trước Phật. Đến bữa cơm không nên ăn quá độ, thức ăn dù ngon, hạp miệng cũng chỉ nên ăn tám chín phần mà thôi. Nếu ăn đủ mười phần thì kẻ khác bị thiếu, mà tạng phủ mình cũng thọ thương. Phước đức của phàm phu đâu có bao nhiêu, nếu thường ăn như thế, thọ lộc phải giảm. Vả lại khi ăn quá nhiều, thân tâm mờ mệt, nếu thực phẩm không tiêu, tất ra hơi dưới. Việc này rất không thanh nhã, tội lỗi rất to. Như sự đốt hương ở điện Phật chẳng qua là để tiêu biểu lòng cung kính, xét lại mùi thơm đâu có bao nhiêu? Nếu ăn quá no để cho ra hơi dưới. . . mùi hôi thúi xông đến Tam bảo, thì đời sau tất phải bị quả báo làm loài dòi. Vậy muốn tránh lỗi ấy, tốt hơn là nên ăn cho có điều độ. Thảng như bao tử yếu bị chứng hàn, món ăn khó tiêu, cảm thấy muốn ra hơi dưới, thì nên bước ra ngoài, đến chỗ trống cho ra, đợi khi hơi tan lại đi vào trong. Nếu có việc không ra ngoài được, thì phải dùng sức nén lại, giây phút hơi sẽ tiêu tan ở trong bụng. Có kẻ cho rằng làm như thế e sanh ra bệnh, lời này không nên nghe theo, vì nếu giữ một chút vệ sinh không đáng vào đâu mà để cho ra hơi dưới nơi điện Phật, nhà Tăng, thì khổ báo của tội lỗi còn nặng gấp hơn muôn phần. Trong giới luật của Phật chế, chưa nói đến việc này, có lẽ người xưa thân thể mạnh khỏe, không tham ăn, chẳng có điều bất nhã ấy, nên Phật chưa nói, nếu như có, tất Phật đã nói ra rồi! Vậy chớ cho rằng Phật không chế giới ngăn cấm điều ấy, mà tùy ý cho ra hơi dưới. Làm như thế là tự rước lấy sự đọa lạc, chừng ấy Phật muốn cứu độ cũng không biết làm sao? Thuở xưa đức Khổng Tử lấy tư cách bậc Thánh nhân đến chầu vị quốc quân phàm phu, khi còn ở dưới thềm sắp muốn bước vào triều, đã nén nhẹ hơi thở, huống chi lúc đối trước mặt vua? Cho nên, sách Luận Ngữ nói: “So vạt áo bước lên đền, thân mình cúi xuống, nhẹ hơi dường như không thở”.
Chúng ta là phàm phu đầy nghiệp lực, đang lúc ở nơi điện Phật, một đấng trời trong hàng trời, Thánh trong hàng Thánh, là chỗ Tam bảo đầy đủ mà không để tâm thúc liễm, mặc ý cho ra hơi hôi thúi nơi dưới, tội lỗi ấy lớn biết chừng bao? Xin chớ cho rằng tôi nói ra đây việc không thanh nhã, tôi chẳng ngại gì mang tiếng không thanh nhã, chỉ sợ cho những kẻ thô suất lầm gây ra nhân đọa lạc làm loài dòi tửa đó thôi.
- Category
- Giảng Pháp
Comments