PHÁP HAY. Chúng ta khởi tâm động niệm là Nhân.Quả báo tự nhiên hiện tiền, cho nên nói tự làm tự chịu

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
24 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 369
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Chúng ta khởi tâm động niệm là nhân, quả báo tự nhiên hiện tiền, cho nên nói tự làm tự chịu.
Có người hoài nghi vì nghe nói địa ngục nhiều vô lượng vô biên, sao lại nhiều như vậy? Tâm khởi một niệm địa ngục thì liền hiện một địa ngục. Chúng ta có bao nhiêu tâm địa ngục thì hiện ra bấy nhiêu địa ngục. Ý niệm đó không có cảnh dừng nên địa ngục cũng không có cảnh dừng. Vì tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tâm bất động thì mười pháp giới y chánh trang nghiêm cũng không có. Tâm động nó liền xuất hiện, quý vị có thể thấy được nó tồn tại. Tâm bất động thì hoàn toàn không có, đích thực giống như màn hình ti vi vậy. Quý vị bấm nút mở nó liền hiện ra. Nó không có không phải thật không có, nó có cũng không phải thật có, đây là chân tướng sự thật. Nhất định phải hiểu cho rõ ràng minh bạch thì đường đạo bồ đề không có chướng ngại, không có hoài nghi, rất thuận lợi không có chút chướng ngại nào.
Nên nghiệp là hoạt động, hoạt động của thân khẩu ý chẳng thể không cẩn thận, nhất định không thể tạo ác nghiệp, tự làm tự chịu. Đặc biệt là không thể làm gương xấu cho đại chúng trong xã hội, tội đó rất nặng. Người học mình càng nhiều thì tội mình càng thêm nặng. Nếu đoạ vào địa ngục vô gián thì biết khi nào mới ra được? Nghiệp nhân thứ nhất để ra khỏi luân hồi là chúng ta đã có hồi tâm chuyển ý, có một chút giác ngộ, biết mình đã làm sai, như vậy sẽ có cơ hội ra khỏi địa ngục. Tuy tự mình biết sai, nhưng người bị hại vẫn tiếp tục bị hại, trong tình huống này không thể ra khỏi được. Nhất định phải đợi đến những người bị chúng ta làm hại dần dần hồi phục, sức khoẻ của họ dần dần trở lại bình thường, đây là điều kiện bên ngoài. Sám hối trong tâm và điều kiện bên ngoài nhất định phải phối hợp thì chúng ta mới có thể ra khỏi được. Ý nghĩa trong này rộng sâu vô cùng tận, cho nên mỗi loại lực của mười điều này đều gọi là trí lực, nó là trí huệ chân thật.
Trong kinh điển Đức Thế Tôn hiển thị sức mạnh thành tựu mười loại trí huệ của Như Lai, hiện nay gọi là năng lượng. Năng lượng này có thể giúp tất cả chúng sanh giải quyết vấn đề. Ba đời, nghiệp nhân tạo trong quá khứ thì đời này thọ báo, đời này tạo nghiệp nhân thì đời sau thọ quả báo hoặc là nói đời sau nữa thọ báo, khi nào thọ quả báo? Ở chỗ gặp duyên không giống nhau. Chúng ta tạo có nhân, nhân gặp duyên liền khởi hiện hành, đó gọi là thọ báo, gọi là nhân duyên quả báo. Chẳng thể không cẩn thận, bất luận là ai cũng không tránh được. Giết người phải đền mạng, thiếu nợ thì phải trả nợ. Sát hại những chúng sanh có linh tánh lớn, thường bị báo ứng ở hiện đời rất nhanh. Trong sách sử có ghi chép, chỉ cần chúng ta lưu ý một chút liền có thể thấy rất nhiều ví dụ, điều này không hề giả.

Những thứ tất cả chúng sanh học, và tạo chủng chủng nghiệp khác nhau. “Chí xứ” chính là nơi họ đạt được, chúng ta có thể nói là họ nhất định chiêu cảm lấy quả báo. Tu nhân nhất định chiêu cảm được quả, Đức Phật biết được. Chúng ta tu học đời đời kiếp kiếp trong quá khứ được quả báo là duyên. Trong A lại da thức của mỗi người nghiệp thức chủng tử vô lượng vô biên vô cùng vô tận. Trong kinh Đức Phật nói rất hay, nếu những nghiệp tập chủng tử này có thể tích, thì thể tích này dù nhỏ, nhỏ như hạt nguyên tử ngày nay vậy. Đức Phật nói biến pháp giới hư không giới cũng không dung nạp được. Có thật như vậy không? Là thật.
Nên biết chúng ta mỗi phút khởi bao nhiêu ý niệm? Bồ Tát Di Lặc nói, 1600 triệu trong một giây. Như vậy một ngày ta khởi bao nhiêu ý niệm? Một năm khởi bao nhiêu ý niệm? Suốt đời khởi bao nhiêu ý niệm? Còn có đời trước, từ vô thỉ kiếp trong quá khứ, Đức Phật nói lời này không hề hư vọng. Nhiều nghiệp tập chủng tử như vậy, mỗi nghiệp tập chủng tử khi gặp duyên đều có quả báo. Khi thọ quả báo lại tạo nghiệp, nghiệp tập chủng tử chỉ có gia tăng không có giảm ít, quý vị nghĩa xem đáng sợ biết bao, không dừng được!
Người tu hành chơn chánh đều y theo giáo huấn của Phật để tu hành. Họ biết dừng lại, họ hiểu được đạo lý này, nên biết tâm chúng ta cần phải như nước không gợn sóng vậy, phải thanh tịnh, bất động. Đây chính là nói công phu tu hành, đây là tam muội, là công phu thiền định. Định ở một nơi không để họ tạo nghiệp. Nguyên tắc chung, cương lãnh chung chính là trên đề Kinh Vô Lượng Thọ, định ở nơi thanh tịnh, định ở nơi bình đẳng, định ở giác, giác mà không mê, đây là nguyên tắc chung, cương lĩnh chung, là chánh giác tịnh. Chánh giác tịnh tuy là ba điều nhưng sự liên quan của nó rất mật thiết. Một cái đạt được thì cả ba đều đạt được. Người giác ngộ làm gì có không chánh, làm gì có không định. Không chánh không định làm sao giác được? Người tâm địa thanh tịnh nhất định có định, định khởi tác dụng nhất định là huệ, nhất định là giác nên đây là một mà ba, ba mà một. Tu một cái nhưng cả ba cái đều đạt được.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment