Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 381
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Câu nói này rất hay. Tâm tịnh tắc quốc độ tịnh. Nhất là với những người tu pháp môn Tịnh độ. Nhất định quí vị phải biết mình đang tu gì. Quí vị đang tu tâm thanh tịnh chứ không phải thứ khác. Vậy ta dùng cách gì để tu? Hiện đại đa số dùng cách trì danh niệm Phật. Có thật trì danh niệm Phật sẽ được tâm thanh tịnh chăng? Nếu niệm nhiều năm mà tâm thanh tịnh vẫn chưa thấy, thì chúng ta phải suy nghĩ. Nếu niệm Phật mà không thấy hiệu quả, thì chắc chắn đã có vấn đề. Chẳng phải vấn đề của kinh điển, tuyệt đối không phải do cách chú giải của các bậc cao tăng. Vấn đề ở ngay chính chúng ta. Chúng ta đã làm méo mó nghĩa của kinh văn và chú giải của chư vị tổ sư, cho nên mới không hiệu qủa. Nếu thật chánh tri chánh kiến, sao có thể không có tâm thanh tịnh? Quí vị có được tâm thanh tịnh thật sư, thì chắc chắn trí huệ của quí vị tăng trưởng, phiền não sẽ nhẹ đi, pháp hỉ sẽ sung mãn, quí vị sanh tâm hoan hỉ. Lúc đó mới biết Phật pháp rất chân thật, không hề giả tạo. Nhưng phần lớn đều không có hiệu quả rõ rệt.
Mấy bữa nay, thầy giáo Hồ Tiểu Lâm ở Bắc Kinh đến đây thăm tôi. Thầy nói với tôi 4 tháng nay thầy niệm Phật. Do trước kia công phu niệm Phật của thầy không đắc lực, nên niệm hết sức vất vả. Thầy xem Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao xong, thì cảm nhận thật sự về 10 cách niệm mà Ấn Quang đại sư hướng dẫn. Thầy học hỏi và thực tập nghiêm túc 4 tháng, và hiệu quả rất tuyệt vời. Tôi mời thầy báo cáo trong học hội của chúng ta, để chia sẻ với mọi người, vì chuyện đó vô cùng quan trọng. Lời của Ấn Quang đại sư chắc chúng ta đều biết, nhưng không chịu thực hiện. Phải dùng tâm tính đếm. Câu niệm Phật phải từ trong tâm sinh ra, từ miệng niệm ra, để tai nghe được, tất cả phải hết sức rõ ràng. Tâm sinh ra rõ ràng, miệng niệm rõ ràng, tai nghe rõ. Lại cộng thêm tính số từ 1 đến 10. Lúc mới bắt đầu tốt nhất niệm chậm, chớ có nhanh, vì nhanh sẽ không nhớ kịp. Dùng chuỗi niệm thì sẽ phân tâm, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Cứ từng câu từng câu như thế. Câu nào cũng rõ ràng, và nhẩm số trong đầu, câu này là câu Phật hiệu thứ mấy. Từ 1 đếm đến 10, nhưng từ 1 đến 10 không dễ, quí vị sẽ quên, mà quên thì tính lại từ đầu. Thật chẳng có cách nào, thì đddại sư dạy ta chia làm hai đoạn: từ 1 đến 5 nhớ thật ky, kế đó nhớ thật kỹ từ 6 đến 10. Dùng cách này không phải 1, 2, 3, 4, 5 rồi 1, 2, 3, 4, 5, vẫn đủ 10 câu. Trước 5 câu 1, 2, 3, 4, 5 sau 5 câu 6, 7, 8, 9, 10. Quí vị phải tính như vậy đó. Niệm xong 10 câu lại đến câu thứ 1, câu thứ 2, câu thứ 3 như thế. Rất nhiếp tâm. Vì khi niệm Phật tạp niệm quá nhiều, vọng niệm lung tung. Dùng cách này thì có thể nhiếp vọng niệm lại. Chính là “Đô nhiếp lục căn” mà Đại Thế Chí Bồ Tát nói. Phương pháp này có 3 cái rõ rệt. “A Di Đà Phật” từ này rõ. Nghe rõ thì niệm rõ. Nghe rõ thì đếm rõ. Hễ có khó khăn thì quí vị cứ dùng cách tính 3, 3, 4. Đoạn thứ nhất 3 câu 1, 2, 3. Đoạn thứ nhì 3 câu 4, 5, 6. Đoạn thứ ba 4 câu 7, 8, 9, 10. Quí vị dùng phương pháp này gọi là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, do Đại Thế Chí Bồ Tát dạy. Quí vị cứ thử xem.
Khi Hồ Tiểu Lâm báo cáo thì Hồ Cư Sĩ đứng ở bên nắm bắt được. Cô đã thử trong mấy ngày và bảo với tôi là rất hiệu quả. Quả thực không như nhau, tâm hoan hỉ sinh ra rồi. Đương nhiên nhân tố quan trọng nhất, phương pháp chỉ là trợ duyên, nhân tố quan trọng nhất là quí vị buông xả được, buông bỏ thật sự. Đó mới là nhân chân thật, khi buông xả sẽ được tự tại, được vui vẻ y như người ở thế giới Cực Lạc vậy! Người ở đó có gì khác với chúng ta? Chính là họ đã buông xả được. Chúng ta thì chẳng chịu buông bỏ gì cả. Quả thật hễ buông xả hết thì chẳng khác biệt gì so với người ở Cực Lạc. Họ cực vui chúng ta cũng cực vui. Quan trọng nhất là buông bỏ. Buông bỏ nhất định phải nhìn thấu, biết thế giới này đều là giả tạm, chẳng có gì là thật, thì quí vị mới buông hết được. Không buông xả được chính là do quí vị thấy là thật, đã sai lầm.
Tập 381
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Câu nói này rất hay. Tâm tịnh tắc quốc độ tịnh. Nhất là với những người tu pháp môn Tịnh độ. Nhất định quí vị phải biết mình đang tu gì. Quí vị đang tu tâm thanh tịnh chứ không phải thứ khác. Vậy ta dùng cách gì để tu? Hiện đại đa số dùng cách trì danh niệm Phật. Có thật trì danh niệm Phật sẽ được tâm thanh tịnh chăng? Nếu niệm nhiều năm mà tâm thanh tịnh vẫn chưa thấy, thì chúng ta phải suy nghĩ. Nếu niệm Phật mà không thấy hiệu quả, thì chắc chắn đã có vấn đề. Chẳng phải vấn đề của kinh điển, tuyệt đối không phải do cách chú giải của các bậc cao tăng. Vấn đề ở ngay chính chúng ta. Chúng ta đã làm méo mó nghĩa của kinh văn và chú giải của chư vị tổ sư, cho nên mới không hiệu qủa. Nếu thật chánh tri chánh kiến, sao có thể không có tâm thanh tịnh? Quí vị có được tâm thanh tịnh thật sư, thì chắc chắn trí huệ của quí vị tăng trưởng, phiền não sẽ nhẹ đi, pháp hỉ sẽ sung mãn, quí vị sanh tâm hoan hỉ. Lúc đó mới biết Phật pháp rất chân thật, không hề giả tạo. Nhưng phần lớn đều không có hiệu quả rõ rệt.
Mấy bữa nay, thầy giáo Hồ Tiểu Lâm ở Bắc Kinh đến đây thăm tôi. Thầy nói với tôi 4 tháng nay thầy niệm Phật. Do trước kia công phu niệm Phật của thầy không đắc lực, nên niệm hết sức vất vả. Thầy xem Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao xong, thì cảm nhận thật sự về 10 cách niệm mà Ấn Quang đại sư hướng dẫn. Thầy học hỏi và thực tập nghiêm túc 4 tháng, và hiệu quả rất tuyệt vời. Tôi mời thầy báo cáo trong học hội của chúng ta, để chia sẻ với mọi người, vì chuyện đó vô cùng quan trọng. Lời của Ấn Quang đại sư chắc chúng ta đều biết, nhưng không chịu thực hiện. Phải dùng tâm tính đếm. Câu niệm Phật phải từ trong tâm sinh ra, từ miệng niệm ra, để tai nghe được, tất cả phải hết sức rõ ràng. Tâm sinh ra rõ ràng, miệng niệm rõ ràng, tai nghe rõ. Lại cộng thêm tính số từ 1 đến 10. Lúc mới bắt đầu tốt nhất niệm chậm, chớ có nhanh, vì nhanh sẽ không nhớ kịp. Dùng chuỗi niệm thì sẽ phân tâm, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Cứ từng câu từng câu như thế. Câu nào cũng rõ ràng, và nhẩm số trong đầu, câu này là câu Phật hiệu thứ mấy. Từ 1 đếm đến 10, nhưng từ 1 đến 10 không dễ, quí vị sẽ quên, mà quên thì tính lại từ đầu. Thật chẳng có cách nào, thì đddại sư dạy ta chia làm hai đoạn: từ 1 đến 5 nhớ thật ky, kế đó nhớ thật kỹ từ 6 đến 10. Dùng cách này không phải 1, 2, 3, 4, 5 rồi 1, 2, 3, 4, 5, vẫn đủ 10 câu. Trước 5 câu 1, 2, 3, 4, 5 sau 5 câu 6, 7, 8, 9, 10. Quí vị phải tính như vậy đó. Niệm xong 10 câu lại đến câu thứ 1, câu thứ 2, câu thứ 3 như thế. Rất nhiếp tâm. Vì khi niệm Phật tạp niệm quá nhiều, vọng niệm lung tung. Dùng cách này thì có thể nhiếp vọng niệm lại. Chính là “Đô nhiếp lục căn” mà Đại Thế Chí Bồ Tát nói. Phương pháp này có 3 cái rõ rệt. “A Di Đà Phật” từ này rõ. Nghe rõ thì niệm rõ. Nghe rõ thì đếm rõ. Hễ có khó khăn thì quí vị cứ dùng cách tính 3, 3, 4. Đoạn thứ nhất 3 câu 1, 2, 3. Đoạn thứ nhì 3 câu 4, 5, 6. Đoạn thứ ba 4 câu 7, 8, 9, 10. Quí vị dùng phương pháp này gọi là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, do Đại Thế Chí Bồ Tát dạy. Quí vị cứ thử xem.
Khi Hồ Tiểu Lâm báo cáo thì Hồ Cư Sĩ đứng ở bên nắm bắt được. Cô đã thử trong mấy ngày và bảo với tôi là rất hiệu quả. Quả thực không như nhau, tâm hoan hỉ sinh ra rồi. Đương nhiên nhân tố quan trọng nhất, phương pháp chỉ là trợ duyên, nhân tố quan trọng nhất là quí vị buông xả được, buông bỏ thật sự. Đó mới là nhân chân thật, khi buông xả sẽ được tự tại, được vui vẻ y như người ở thế giới Cực Lạc vậy! Người ở đó có gì khác với chúng ta? Chính là họ đã buông xả được. Chúng ta thì chẳng chịu buông bỏ gì cả. Quả thật hễ buông xả hết thì chẳng khác biệt gì so với người ở Cực Lạc. Họ cực vui chúng ta cũng cực vui. Quan trọng nhất là buông bỏ. Buông bỏ nhất định phải nhìn thấu, biết thế giới này đều là giả tạm, chẳng có gì là thật, thì quí vị mới buông hết được. Không buông xả được chính là do quí vị thấy là thật, đã sai lầm.
- Category
- Giảng Pháp
Comments