Tâm của chúng ta không tự tại, nguyên nhân là gì .Cả ngày nghĩ tưởng lung tung .......

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
Giảng Kinh Vô Lượng Thọ_Tập 12 _ Cô Lưu Tố Vân

Việc này rất quan trọng, chúng sanh trong chín pháp giới, có ai mà không muốn thọ mạng tự tại đâu, thọ mạng tự tại chính là trường sanh bất lão. Nếu sống lâu, mà lại già nua thì không có ý nghĩa gì. Không già, thọ mạng tự tại, trụ thế tùy ý. Ngài ở thế gian này, muốn trụ bao lâu thì trụ bấy lâu, phàm phu chẳng phải cũng muốn: trụ thế theo ý mình đó sao? Thế nhưng không làm được. Bởi vì phàm phu bị nghiệp lực lôi kéo, nghiệp lực lôi đi. Mọi người đều biết, nghiệp lực và nguyện lực không như nhau. Phật Bồ-tát là nguyện lực, còn phàm phu chúng ta là bị nghiệp lực lôi kéo. Nếu chúng ta có thể khiến nguyện lực của chính mình: siêu vượt nghiệp lực của chính mình, đó là thế nào? Đó là thừa nguyện tái lai. Chẳng phải nhất định đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, sau đó quay trở lại mới gọi là thừa nguyện tái lai, thực tế chính là ngay lúc này. Nếu nghiệp lực lôi kéo, vậy thì không tự tại rồi. Quý vị nói thì không tính, không phải do ý chí của quý vị mà chuyển đổi được, cũng chính là nói quý vị không làm chủ được mình. Đến lúc Diêm Vương vừa gửi thông báo, quý vị sẽ không dám không đi trình diện, quý vị cũng không thể không đi trình diện. Cho nên mong rằng mọi người phải phát nguyện, nguyện lực phải làm chủ thì mới tự tại, tôi ở thế gian này muốn ở bao lâu thì ở bấy lâu. Làm thế nào phát nguyện? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói: rất tường tận, rất rõ ràng, rất thấu triệt. Mọi người hãy đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì biết được. Đây là thứ nhất, mạng tự tại, mọi người đều muốn cầu được thọ mạng tự tại. Làm sao để cầu? Có phương pháp, từ trong Kinh Vô Lượng Thọ mà tìm đáp án. Đây là tự tại thứ nhất.
Tự tại thứ hai là “tâm tự tại”, chính là trong Kinh Kim Cang nói: “Tam tâm bất khả đắc”. Trong tâm không có vọng niệm, không có vướng bận, không có chấp-trước, thì mới có thể tự tại. Tâm của chúng ta không tự tại, nguyên nhân là gì? Cả ngày nghĩ tưởng lung tung, những việc canh cánh trong lòng quá nhiều quá nhiều. Đối với những người lớn tuổi như chúng ta mà nói, thì phần lớn là dính mắc con cháu. Kỳ thật những bận tâm dính mắc lo lắng này, chẳng có ích lợi gì cả, việc này không giúp được con cháu quý vị. Tại vì sao? Bởi vì đều là giả. Lại nói, “con cháu tự có phước của chúng, đừng làm trâu ngựa cho cháu con”. Rất nhiều vị lớn tuổi chúng ta đều biết hai câu nói này, nói thì biết nói, nhưng đến khi đụng chuyện thì không xong rồi, vẫn phải làm trâu ngựa cho con cháu. Ví như hiện nay, những người lớn tuổi chúng ta, độ tuổi quá 70 rồi, xem như đỡ một chút. Còn như những người nhỏ tuổi hơn tôi, người 50-60 tuổi, tức là vừa vừa, không lớn cũng chẳng nhỏ. Khoảng thời gian trước đây, tôi giao lưu với mọi người, đã nói về: những ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại trẻ tuổi, những người này, hiện nay đang trong giai đoạn bận rộn vất vả nhất của họ. Họ đã nuôi nấng con cái của mình lớn khôn, thành gia lập nghiệp rồi, nhưng không có cơ hội để nghỉ ngơi. Thế hệ sau lại ra đời: cháu ngoại cháu nội. Làm sao bây giờ? Xem đi. Lúc tôi chuyện trò với họ, tôi đã nói không xong đâu. Đợi các cháu nội ngoại của quý vị lớn lên, rồi lại dính vào việc thành gia lập nghiệp của chúng, đến lúc đó, quý vị vẫn tiếp tục phục vụ cho chúng sao? Thế nhưng hiện nay, tình hình xã hội của chúng ta là như vậy, có bao nhiêu người lớn tuổi, đến bây giờ vẫn còn vất vả vì con cháu. Mỗi người đều có phước báo của riêng họ, chẳng phải nói “miếng ăn ngụm nước” đều là tiền định đó sao? Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý này rồi, còn lo lắng nhiều vậy không? Không bận tâm, không ưu tư, không dính mắc; Thì tâm của chúng ta sẽ tự tại. Quý vị tiếp tục bận tâm dính mắc lo lắng, thì tâm của quý vị vĩnh viễn không được tự tại.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment