Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 476
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Vì sao chúng ta thờ tượng Phật ? Từng giờ từng phút nhắc nhở chúng ta.
Chúng ta tu Tịnh độ là thờ Tây Phương Tam Thánh, ở giữa là Phật A Di Đà, hai bên là Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Mỗi ngày quý vị nhìn thấy họ, thấy Phật A Di Đà. Phật A Di Đà tượng trưng tự tánh lý thể, tượng trưng vô lượng công đức, tất cả đều vô lượng. Vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, vô lượng công đức, vô lượng từ bi, vô lượng hoằng nguyện, mọi thứ đều vô lượng, tượng trưng cho ý này. Làm sao để thực hành? Bồ Tát Quán Âm tượng trưng cho từ bi, thực hiện trong cuộc sống. Đặc biệt khi chúng ta gặp gian nan khốn khó, nhất định phải dùng trí tuệ để giải quyết, phải dùng trí tuệ của Bồ Tát Đại Thế Chí. Đại Thế Chí tượng trưng cho giải môn, Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho hành môn, hành giải tương ưng là đã thành tựu. Thấy Bồ Tát Quán Âm, phải học từ bi của ngài. Thấy Bồ Tát Đại Thế Chí, phải học trí tuệ của ngài. Nhìn thấy Phật A Di Đà, đó là mục tiêu tu học của tôi, nguyện vọng cao nhất của tôi. Phải dùng từ bi, phải dùng trí tuệ, chúng ta mới có thể đạt đến đỉnh cao nhất, biểu pháp đấy.
Đời này chúng ta thật may mắn, từ vô lượng kiếp trước đến nay, chưa từng có may mắn như vậy, vì sao? Vì chúng ta học được bản hội tập bộ kinh này của Hạ Liên Cư, nhân duyên rất hy hữu. Đem bộ kinh mà Đức Thế Tôn nhiều lần tuyên giảng hợp thành một, nhân duyên này thật hy hữu! Sau khi Phật diệt độ 3000 năm mới xuất hiện, Hạ Liên Cư đã đến.
Điều hy hữu thứ hai là chú giải của Hoàng Niệm Tổ, vì sao ông chú giải? Ông hội tập, hội tập tất cả kinh luận để giải thích. Hội tập sự lãnh hội, báo cáo tâm đắc của Chư Phật Bồ Tát, chư vị tổ sư, đối với kinh Vô Lượng Thọ_hội tập những điều này lại một nơi, trở thành một bộ chú giải, quả thật hy hữu! Đây không phải là việc đơn giản, gọi là khó trong các điều khó.
Trong đời chúng ta gặp được nhân duyên này, nếu không học tập, không biết trân trọng, khi học rồi mới biết quý trọng, mới biết được quả thật rất đáng quý. Bao nhiêu Bồ Tát mong cầu nhân duyên này nhưng không gặp, chúng ta đã gặp được. Chúng ta đọc bộ kinh này, chú giải này, rất dễ lý giải, đích thực khế nhập được, lãnh hội được vài phần. Nếu nắm chặt được cơ duyên này, nỗ lực hành trì, thật sự tin tưởng không chút nghi ngờ, nghe lời, y giáo phụng hành, hiểu được bao nhiêu hành trì bấy nhiêu. Khi chúng ta làm được như vậy, xem đến kinh này ý nghĩa càng nhiều hơn, hiểu nhiểu hơn. Vậy nên giải có thể giúp quý vị hành, hành có thể giúp quý vị giải, hành giải tương ưng.
Giải, Chương Gia đại sư nói là nhìn thấu, hành, đại sư nói là buông bỏ. Buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu, nhìn thấu lại giúp chúng ta buông bỏ. Hai phương pháp này hổ tương nhau thành tựu, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa đừng thay đổi sẽ thành công
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Vì sao chúng ta thờ tượng Phật ? Từng giờ từng phút nhắc nhở chúng ta.
Chúng ta tu Tịnh độ là thờ Tây Phương Tam Thánh, ở giữa là Phật A Di Đà, hai bên là Bồ Tát Quán Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Mỗi ngày quý vị nhìn thấy họ, thấy Phật A Di Đà. Phật A Di Đà tượng trưng tự tánh lý thể, tượng trưng vô lượng công đức, tất cả đều vô lượng. Vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, vô lượng công đức, vô lượng từ bi, vô lượng hoằng nguyện, mọi thứ đều vô lượng, tượng trưng cho ý này. Làm sao để thực hành? Bồ Tát Quán Âm tượng trưng cho từ bi, thực hiện trong cuộc sống. Đặc biệt khi chúng ta gặp gian nan khốn khó, nhất định phải dùng trí tuệ để giải quyết, phải dùng trí tuệ của Bồ Tát Đại Thế Chí. Đại Thế Chí tượng trưng cho giải môn, Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho hành môn, hành giải tương ưng là đã thành tựu. Thấy Bồ Tát Quán Âm, phải học từ bi của ngài. Thấy Bồ Tát Đại Thế Chí, phải học trí tuệ của ngài. Nhìn thấy Phật A Di Đà, đó là mục tiêu tu học của tôi, nguyện vọng cao nhất của tôi. Phải dùng từ bi, phải dùng trí tuệ, chúng ta mới có thể đạt đến đỉnh cao nhất, biểu pháp đấy.
Đời này chúng ta thật may mắn, từ vô lượng kiếp trước đến nay, chưa từng có may mắn như vậy, vì sao? Vì chúng ta học được bản hội tập bộ kinh này của Hạ Liên Cư, nhân duyên rất hy hữu. Đem bộ kinh mà Đức Thế Tôn nhiều lần tuyên giảng hợp thành một, nhân duyên này thật hy hữu! Sau khi Phật diệt độ 3000 năm mới xuất hiện, Hạ Liên Cư đã đến.
Điều hy hữu thứ hai là chú giải của Hoàng Niệm Tổ, vì sao ông chú giải? Ông hội tập, hội tập tất cả kinh luận để giải thích. Hội tập sự lãnh hội, báo cáo tâm đắc của Chư Phật Bồ Tát, chư vị tổ sư, đối với kinh Vô Lượng Thọ_hội tập những điều này lại một nơi, trở thành một bộ chú giải, quả thật hy hữu! Đây không phải là việc đơn giản, gọi là khó trong các điều khó.
Trong đời chúng ta gặp được nhân duyên này, nếu không học tập, không biết trân trọng, khi học rồi mới biết quý trọng, mới biết được quả thật rất đáng quý. Bao nhiêu Bồ Tát mong cầu nhân duyên này nhưng không gặp, chúng ta đã gặp được. Chúng ta đọc bộ kinh này, chú giải này, rất dễ lý giải, đích thực khế nhập được, lãnh hội được vài phần. Nếu nắm chặt được cơ duyên này, nỗ lực hành trì, thật sự tin tưởng không chút nghi ngờ, nghe lời, y giáo phụng hành, hiểu được bao nhiêu hành trì bấy nhiêu. Khi chúng ta làm được như vậy, xem đến kinh này ý nghĩa càng nhiều hơn, hiểu nhiểu hơn. Vậy nên giải có thể giúp quý vị hành, hành có thể giúp quý vị giải, hành giải tương ưng.
Giải, Chương Gia đại sư nói là nhìn thấu, hành, đại sư nói là buông bỏ. Buông bỏ giúp chúng ta nhìn thấu, nhìn thấu lại giúp chúng ta buông bỏ. Hai phương pháp này hổ tương nhau thành tựu, từ sơ phát tâm đến Như Lai địa đừng thay đổi sẽ thành công
- Category
- Giảng Pháp
Comments