Chúng sanh ko sợ tạo nhân, khi quả báo xuất hiện mới lo sợ.Lo sợ cũng vô ích,cũng ko thoát khỏi được

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 345
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

Thấy quả biết nó nhất định có nhân. Thiện quả nhất định có thiện nhân, ác báo nhất định có ác nhân. Cho nên Bồ Tát không sợ quả báo, Bồ Tát sợ tạo nhân; chúng sanh không sợ tạo nhân, khi quả báo xuất hiện mới lo sợ. Lo sợ cũng vô ích, cũng không thoát khỏi được.

“Diêm La thường cáo bỉ tội nhân,
vô hữu thiểu tội ngã năng gia,
nhữ tự tác tội kim nhật lai,
nghiệp báo tự chiêu vô đại giả.”
Bài kệ bốn câu này chúng ta nên đọc nhiều, tốt nhất là có thể học thuộc nó, rất quan trọng, thời thời nhắc nhở bản thân.
Dưới đây nói, giống như Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm nói rằng: “Bồ Tát tự nghĩ, ta từ trong vô thỉ kiếp, do tham sân si phát ra thân khẩu ý, tạo các ác nghiệp vô lượng vô biên. Nếu như ác nghiệp này có thể tướng, thì tận hư không giới cũng không thể dung thọ.” Đây là lời Phổ Hiền Bồ Tát nói trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta học Phật đều thừa nhận, đương nhiên cũng có người không thừa nhận. Sinh mạng của chúng ta không phải chỉ có một kiếp này. Sinh mạng là vĩnh hằng, có đời quá khứ, có đời vị lai, quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung. Đó là thật tướng của sinh mạng, cũng chính là chân tướng. Đã chắc chắn có quá khứ, quá khứ vô lượng kiếp, đời đời kiếp kiếp khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác, nếu như trái với tánh đức, đó là nghiệp.

Nếu như có trí huệ viên mãn, thì sẽ hiểu được sự thật như trong kinh đã nói vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp tạo nghiệp, chắc chắn ác nghiệp nhiều hơn thiện nghiệp, thế nên ác nghiệp lớn, ác nghiệp nặng, tích lũy đến ngày nay, hoàn toàn không biết tội phước, không biết việc bản thân đã làm là sai trái. Người quá khứ đã tạo tác tội nghiệp, biết được đây là việc không tốt. Nhưng vì trước mắt có lợi ích, nên đã làm. Tuy rằng đã làm, nhưng trong lòng có chút bất an. Con người hiện tại không như vậy nữa, họ cho rằng tạo tác tất cả tội nghiệp đều là đúng, không có tội lỗi gì. Ngược lại họ rằng làm thiện là một kiểu sai trái, làm thiện là sai lầm, vậy là đạt đến cực điểm rồi. Lúc này phải làm thế nào? Tất cả pháp thế gian xuất thế gian, đối với quí vị đều không còn ích lợi gì, không có tác dụng gì nữa. Luân lý đối với quí vị cũng không có tác dụng; đạo đức đối với quí vị cũng không có tác dụng; nhân quả cũng không có tác dụng. Khinh bỉ coi thường lời dạy của Phật Bồ Tát, lời dạy của Thánh Hiền. Cho rằng điều này là sai lầm, là tư tưởng phong kiến, tư tưởng lạc hậu. Trong hoàn cảnh này cuối cùng là do ông trời sắp đặt thôi.
Xã hội ngày nay biến động rồi, thiên tai trên trái đất coi như là tính tổng nợ. Mong rằng lúc này đây có thể giác ngộ, có thể quay đầu. Đích thực chư Phật Bồ Tát, trời cao vô cùng từ bi, luôn luôn ở bên kia mong chờ quí vị giác ngộ, mong chờ quí vị quay đầu.Tuy sự giáo dục của Phật Bồ Tát, cổ Thánh tiên Hiền bị người hiện tại bài xích, chê bai là phong kiến, mê tín. Chỉ có số người rất ít còn tin tưởng, còn chấp nhận. Trong hoàn cảnh này, có một người tin tưởng, thì cứu một người; có hai người tin tưởng thì cứu hai người, người không tin, tùy họ thôi! Họ thông minh, họ giỏi giang, họ có bản lĩnh, lúc tai họa đến cũng không tránh khỏi. Đó là tự làm tự chịu.
Lời của Diêm La Vương trong Kinh Bảo Tích nói rằng: “tất cả khổ báo trong ba đường là do tự làm tự chịu, không liên quan gì đến Diêm La vương, cũng không liên quan gì đến chư Phật Bồ Tát, là nghiệp báo tự chiêu, không ai thay được, không ai có thể thay thế cho quí vị được.” Phật Bồ Tát không thể chịu thay, thượng đế cũng không thể chịu thay. Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, có một đoạn nói rằng: tội nghiệp chúng ta tạo tác từ vô thỉ kiếp đến nay, nó không phải là hiện tượng vật chất, nó không có thể tích. Nếu như là hiện tượng vật chất, nó có thể tích, thể tích dù nhỏ, nhỏ đến bao nhiêu? Tận hư không cũng không dung nạp được từ nghiệp vô lượng kiếp đến nay. Quí vị nói xem, điều này đáng sợ biết bao. Ngày nay chúng ta gặp rồi, thời khắc tính tổng nợ đã đến rồi, trước lúc điều này còn chưa đến, họa tai trùng trùng, đều là những lời cảnh cáo của trời cao đối với chúng ta.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment