NẾU CHỈ CHẤP TRƯỚC NGUYỆN THỨ 18, THÌ ĐÓ LÀ TRI KIẾN SAI LẦM.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
TẤT CẢ KINH QUY VỀ KINH HOA NGHIÊM, KINH HOA NGHIÊM QUY VỀ KINH VÔ LƯỢNG THỌ, KINH VÔ LƯỢNG THỌ QUY VỀ 48 NGUYỆN, 48 NGUYỆN QUY VỀ NGUYỆN THỨ 18, NHƯNG NẾU CHỈ CHẤP TRƯỚC NGUYỆN THỨ 18, TẤT CẢ CÁC THỨ KHÁC THẢY ĐỀU KHÔNG CẦN THÌ ĐÓ LÀ TRI KIẾN SAI LẦM.

Thế nên trong pháp môn này, Phật dạy chúng ta “chí tâm xưng danh, niệm tụng”; niệm tụng tức là đọc tụng Ðại Thừa. Trong sự đọc tụng kinh điển Ðại Thừa thì kinh Vô Lượng Thọ là hạng nhất, lúc giảng giải tôi đã phân tích rõ cho mọi người rồi. Chúng tôi không có khả năng phân tích như vậy, mà chính là cổ đại đức thời Tùy, Ðường nói cho chúng ta biết “Hết thảy kinh đến sau cùng đều quy về kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm quy về kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ quy về bốn mươi tám nguyện, bốn mươi tám nguyện quy về nguyện thứ mười tám”. Hiện nay có người đề xướng Bổn Nguyện Niệm Phật, trong Bổn Nguyện đặc biệt chú trọng nguyện thứ mười tám. Hoàn toàn y theo nguyện thứ mười tám niệm Phật, có thể vãng sanh hay không? Nếu thực sự y theo thì nhất định sẽ được sanh! Nếu chỉ đề xướng lâm chung mười niệm, một niệm đều có thể vãng sanh, lúc bình thường có thể khỏi giữ giới luật, có thể làm chuyện hồ đồ sai trái, có thể tạo tác tội nghiệp, đến lúc lâm chung niệm Phật cũng có thể vãng sanh thì lời này nói chẳng sai, nhưng lúc lâm chung bạn có nắm chắc có thể niệm Phật được hay không?

Bạn hãy quan sát kỹ phần đông những người lâm chung có đầu óc tỉnh táo hay chăng? Nếu lúc lâm chung hồ đồ, mê man, người khác giúp họ niệm thì họ cũng chẳng chịu nghe. Lúc lâm chung nghiệp chướng hiện tiền, Phật hiệu nghe chẳng lọt vào tai, thậm chí nghe Phật hiệu liền sanh phiền não. Tôi đã đích thân chứng kiến hạng người này, niệm Phật suốt cả đời nhưng đến lúc lâm chung chẳng chịu niệm, tham sống sợ chết, không thể buông xuống. Bổn nguyện như đã nói đó không sai, nhưng trên phương diện sự tướng thì rất khó, khó vô cùng! Ðó là thiện căn phước đức nhân duyên như thế nào, chúng ta phải hiểu rõ ràng.

Cổ đại đức đúng là từ bi đến cùng cực, phân tách cho chúng ta rất rõ ràng, rất tường tận, khuyên chúng ta đừng giữ tâm niệm cầu may, nhất định phải “chân đạp thật địa”, hết lòng nỗ lực tu học, lúc lâm chung mới nắm chắc. Người cầu may đến sau cùng nhất định sẽ thất vọng. Thế nên đề xướng Bổn Nguyện, xả bỏ giới hạnh là đi con đường nguy hiểm. Những luận điệu này bề ngoài hình như cũng có đạo lý, trong kinh Phật có nói như vậy, nhưng nếu bạn phân tách cặn kẽ thì không có đạo lý, đều là giải thích sai ý nghĩa của Phật, giải méo mó rồi, do đó “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa” đâu có dễ dàng như vậy ư!

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 01, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment