Trí huệ không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, có vọng tưởng phân biệt chấp trước là tri thức.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
21 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 65
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Không buông bỏ là sai rồi. Buông bỏ điều gì? Buông bỏ phân biệt chấp trước, đừng chấp trước nữa, chấp trước là sai, không cần phải phân biệt! Đây là tâm trạng của chư Phật Bồ Tát ứng hóa tại thế gian này, miên viễn là tùy duyên diệu dụng. Thật sự buông bỏ thì trí huệ của tánh đức sẽ hiện tiền, đức năng hiện tiền, tướng hảo hiện tiền. Chẳng phải buông bỏ rồi thì không còn biết gì hết, như thế là không buông bỏ, buông bỏ rồi vô minh hiện tiền, vô minh vẫn là phiền não, nên quí vị không biết gì hết, phiền não hiện tiền, là chưa thật sự buông bỏ. Thật sự buông bỏ là trí huệ hiện tiền, bản thân ta cho rằng đã buông rồi, nhưng thực tế thì chưa buông. Sự ngộ nhận này rất nhiều, cũng rất bình thường, cho nên khi thật sự buông bỏ, cảm giác đó hoàn toàn khác, Phật pháp gọi là khinh an tự tại, đây là đạt được điều thứ nhất. Sau khi buông bỏ rồi cảm giác thấy thoái mái dễ chịu, tâm địa vô cùng thanh tịnh, an lạc, quí vị ở cảnh giới như vậy, khi gặp việc trí huệ lập tức hiện tiền, không cần phải lo lắng.
Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ngài vì chúng sanh mà giảng kinh thuyết pháp, ngài có khởi tâm động niệm chăng? Không có! Khi người khác đến thỉnh giáo, trong tự tánh tự lưu xuất ra, tuyệt đối không cần phải suy nghĩ, mình phải trả lời người này như thế nào đây. Nếu suy nghĩ thì lạc vào ý thức rồi, những câu trả lời này hoàn toàn nương vào kiến thức của riêng mình, đó là tri thức chứ không phải trí huệ. Trí huệ không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, có vọng tưởng phân biệt chấp trước là tri thức, hoàn toàn khác. Trí huệ không cần dụng tâm, không cần dụng tâm mới là chân tâm, không cần dụng tâm nghĩa là không dùng vọng tâm, khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước là vọng tâm, không dùng vọng tâm, dùng chân tâm.
Kinh Lăng Nghiêm nói xả thức dụng căn, thức là thức A Lại Da, phải xả bỏ. Xả thức có nghĩa là gì? Nghĩa là không khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước, đó là xả thức. Sau khi xả thức rồi dùng cái gì? Dùng căn tánh lục căn, căn tánh lục căn là chân tánh, là trí huệ, là đức tướng. Sự chuyển đổi này trong đại thừa gọi là đốn căn, bậc thượng thượng căn, một niệm chuyển đổi là thành Phật, phàm phu thành Phật.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện cho ta thấy, là như vậy. Lục Tổ Huệ Năng đã thị hiện cho ta thấy, cũng là như vậy, đó là bậc thượng thượng căn, đốn xả, đốn ngộ, đốn chứng, các ngài hoàn thành trong một niệm. Đức Phật dạy: “tất cả chúng sanh vốn là Phật”, vì sao chúng sanh lại ra nông nỗi này? Chúng sanh do một niệm mê lầm. Phật là gì? Phật là một niệm giác. Một niệm gì? Một niệm ngay đây. Chúng ta học Phật lâu rồi, biết được điều này từ đâu? Trong kinh điển, cũng gọi là ngộ, nhưng là giải ngộ chứ không phải chứng ngộ, giải ngộ bởi tập khí phiền não của ta chưa buông bỏ, không có lợi ích. Nếu là chứng ngộ thì lợi ích rất lớn.

Thế nào là giới ? Y theo quy củ đức Phật dạy, không chấp tướng văn tự nghĩa là không phân biệt, không chấp trước danh từ thuật ngữ, không cần nghĩ tới nó, gọi là giới luật, là trì giới. Đọc bộ kinh này hai tiếng đồng hồ, là hai tiếng tu trì giới. Tất cả đều không chấp trước, khi đọc bộ kinh này, tâm ý hoàn toàn để vào kinh văn, không hề có tạp niệm, đó là tu định. Trong định có huệ, huệ là gì? Huệ là căn bản trí. Kinh Bát Nhã nói, căn bản trí là gì? Là bát nhã vô tri, đó là căn bản trí, khi khởi dụng là vô sở bất tri. Từ đâu có vô sở bất tri ? Từ vô tri.
Ngày nay chúng ta muốn học rộng nghe nhiều, cái gì cũng muốn biết, đến cuối cùng thì không biết gì hết, vì quí vị hữu tri. Cho nên người thật sự học Phật là phải học vô tri, thì mới vô sở bất tri. Vô tri là gì? Là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Vô sở bất tri là tâm giác ngộ, giác từ đâu có? Từ tâm thanh tịnh bình đẳng hiện ra. Tâm không thanh tịnh, không bình đẳng lấy đâu ra giác! Chúng ta cũng làm theo lời dạy của thầy mình, nhưng không phải, chẳng những không phải là bậc thượng thượng căn, ngay cả bậc thượng căn cũng chưa đạt được. Tôi nghĩ căn tánh của mình, phải dùng góc độ trong kinh Phật để đo lường, chúng ta là hàng trung hạ căn tánh, chứ không phải trung thượng. Học giáo pháp đại thừa lâu rồi, mới hiểu được việc này một cách rõ ràng như vậy, đúng là chư Phật Bồ Tát che chở, mạng sống của chúng ta kéo dài, có đủ thời gian để lãnh ngộ, có đủ thời gian tu tập, phải kéo dài thêm nữa ta mới có thể chứng ngộ. Từ giải ngộ đến chứng ngộ và sẽ khởi dụng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment