Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 415
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Nhớ kỷ tam bối cửu phẩm, điều kiện căn bản của nó là phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong tam bối cửu phẩm đều coi đây là điều kiện đầu tiên. Cho nên nó là loại thứ nhất.
“Hạ” là đoạn kinh văn tiếp theo, là một loại khác. “Minh” điều gì vậy? Nhất niệm tịnh tâm, kiểu vãng sanh thập niệm nhất niệm, trong đó điều quan trọng nhất là tâm nhất niệm thanh tịnh. Lý luận là gì? Tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Cũng chính là không phải người tu Đại Thừa, tu những pháp môn khác, lúc lâm chung cũng nghĩ đến Thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, có được không? Được. Tâm lượng Phật A Di Đà rộng lớn, không phải nói quí vị một đời tu pháp môn của ta, ta mới đến tiếp dẫn quí vị. Quí vị không tu pháp môn này, tâm của quí vị thanh tịnh, phù hợp với tiêu chuẩn của ngài, lâm chung vãng sanh Phật cũng đến tiếp dẫn quí vị. Không có phân biệt, không có chấp trước. Vậy nếu chúng ta hỏi, tin theo Cơ Đốc Giáo có được hay không? Tin theo Islam giáo có được không? Được, Phật A Di Đà đều hoan nghênh, chắc chắn không có chướng ngại. Bất luận quí vị tin theo tôn giáo nào, quí vị nếu như thật sự tin, quí vị có chân thành, có cung kính, quí vị đem sự chân thành cung kính này hồi hướng về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cuối cùng một niệm lúc lâm chung là A Di Đà Phật, đều có thể vãng sanh. Pháp môn bình đẳng rộng lớn, quí vị không thể không khâm phục. Không có thành kiến, không có phân biệt. Vì sao vậy? Vì người khác không biết, Phật A Di Đà biết? Bất luận là tôn giáo nào cũng là người một nhà. Không phải là một nhà mà là một thể, còn thân thiết hơn là một nhà. Làm sao mà không thể vãng sanh! Nhất định không có thành kiến về pháp môn. Phàm có phân biệt pháp môn, cho dù có tu pháp môn Tịnh Độ nếu có phân biệt pháp môn, tôi không thể bao dung pháp môn khác, không thể bao dung tôn giáo khác, có thể vãng sanh hay không? Họ không thể vãng sanh.
Cổ nhân thường nói: “lượng đại phúc đại”, tâm lượng của Phật A Di Đà quá lớn, cái gì cũng bao dung, cái gì cũng hoan nghênh, chỉ cần quí vị chịu đi, Ngài liền đến tiếp dẫn quí vị. Ngũ nghịch thập ác Ngài cũng bao dung, chỉ có một người không thể đi, họ nếu như không tin tưởng thì sẽ không đi được. Không tin tưởng, họ không muốn vãng sanh. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn họ, kéo cũng không kéo nổi họ. Không muốn đi, như vậy là không được. Chỉ cần muốn đi, ngũ nghịch thập ác, Ngài cũng đến tiếp dẫn quí vị. Nên Ngẫu Ích đại sư giải thích về phát tâm bồ đề, giải thích rất tuyệt diệu. Ấn Quang Đại sư tán thán vô cùng. Giải thích của ngài rất đơn giản, ta vừa nghe đã hiểu, hốt nhiên đại ngộ. Sao gọi là tâm Bồ đề? “Thực sự tin tưởng, thực sự muốn đi”. Tâm này chính là tâm bồ đề vô thượng. Ta tin tưởng hay không? Thực sự tin tưởng. Muốn đi hay không? Thật sự muốn đi. Vậy là tâm bồ đề quí vị đầy đủ rồi, điều kiện này đã đầy đủ rồi. Tiếp theo quí vị chỉ cần chịu niệm Phật là được rồi. Vãng sanh đích thực là nơi một niệm lúc lâm chung. Chánh niệm lúc lâm chung, chánh niệm chính là niệm lúc này thật tin thật nguyện. Người lúc lâm chung thật tin thật nguyện thì có thể vãng sanh. Công phu niệm Phật đó là phẩm vị của quí vị. Ngẫu Ích đại sư nói có thể vãng sanh hay không quyết định nơi tín nguyện có hay không. Phẩm vị cao thấp đó là công phu niệm Phật của quí vị sâu hay cạn. Chỉ cần có thể vãng sanh, không nên so đo tính toán phẩm vị. Giống như Ngẫu Ích đại sư vậy, người ta hỏi Ngài, Ngài vãng sanh Tịnh Độ phẩm vị như thế nào thì ngài hài lòng? Ngẫu Ích đại sư trả lời mọi người: “tôi vãng sanh hạ hạ phẩm là hài lòng rồi”. Lời này nói rất hay, chỉ cần vãng sanh một đời liền làm Phật, không nên tính toán những phẩm vị này. Làm cho tâm quí vị càng chuyên hơn, nhất tâm hơn. Càng nhất tâm càng chuyên chú quí vị vãng sanh phẩm vị nhất định rất cao, chắc chắn vậy. Những người thích tính toán phẩm vị, khả năng phẩm vị rất thấp, trái lại quí vị không tính toán thì rất cao. Đức Thế Tôn giới thiệu với chúng ta đương nhiên tỉ mỉ hơn, Ngài giảng về nó rất rõ ràng, giảng rất thấu đáo. Cho nên một niệm tâm tịnh này là rất quan trọng. Thật tình mà nói, hằng ngày chúng ta dụng công cũng phải lấy điều này làm mục tiêu. Sống trong thế gian này mà tâm thanh tịnh thì tự tại biết bao. Tâm thanh tịnh không phiền não, tâm thanh tịnh chính là chánh niệm. Dùng tâm này để niệm A Di Đà Phật liền tương ưng. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Một niệm thanh tịnh này và Phật A Di Đà giống như đường dây nóng vậy, thông rồi, không chướng ngại nữa.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không
Nhớ kỷ tam bối cửu phẩm, điều kiện căn bản của nó là phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Trong tam bối cửu phẩm đều coi đây là điều kiện đầu tiên. Cho nên nó là loại thứ nhất.
“Hạ” là đoạn kinh văn tiếp theo, là một loại khác. “Minh” điều gì vậy? Nhất niệm tịnh tâm, kiểu vãng sanh thập niệm nhất niệm, trong đó điều quan trọng nhất là tâm nhất niệm thanh tịnh. Lý luận là gì? Tâm tịnh tức Phật độ tịnh. Cũng chính là không phải người tu Đại Thừa, tu những pháp môn khác, lúc lâm chung cũng nghĩ đến Thế giới Cực Lạc, thân cận Phật A Di Đà, có được không? Được. Tâm lượng Phật A Di Đà rộng lớn, không phải nói quí vị một đời tu pháp môn của ta, ta mới đến tiếp dẫn quí vị. Quí vị không tu pháp môn này, tâm của quí vị thanh tịnh, phù hợp với tiêu chuẩn của ngài, lâm chung vãng sanh Phật cũng đến tiếp dẫn quí vị. Không có phân biệt, không có chấp trước. Vậy nếu chúng ta hỏi, tin theo Cơ Đốc Giáo có được hay không? Tin theo Islam giáo có được không? Được, Phật A Di Đà đều hoan nghênh, chắc chắn không có chướng ngại. Bất luận quí vị tin theo tôn giáo nào, quí vị nếu như thật sự tin, quí vị có chân thành, có cung kính, quí vị đem sự chân thành cung kính này hồi hướng về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cuối cùng một niệm lúc lâm chung là A Di Đà Phật, đều có thể vãng sanh. Pháp môn bình đẳng rộng lớn, quí vị không thể không khâm phục. Không có thành kiến, không có phân biệt. Vì sao vậy? Vì người khác không biết, Phật A Di Đà biết? Bất luận là tôn giáo nào cũng là người một nhà. Không phải là một nhà mà là một thể, còn thân thiết hơn là một nhà. Làm sao mà không thể vãng sanh! Nhất định không có thành kiến về pháp môn. Phàm có phân biệt pháp môn, cho dù có tu pháp môn Tịnh Độ nếu có phân biệt pháp môn, tôi không thể bao dung pháp môn khác, không thể bao dung tôn giáo khác, có thể vãng sanh hay không? Họ không thể vãng sanh.
Cổ nhân thường nói: “lượng đại phúc đại”, tâm lượng của Phật A Di Đà quá lớn, cái gì cũng bao dung, cái gì cũng hoan nghênh, chỉ cần quí vị chịu đi, Ngài liền đến tiếp dẫn quí vị. Ngũ nghịch thập ác Ngài cũng bao dung, chỉ có một người không thể đi, họ nếu như không tin tưởng thì sẽ không đi được. Không tin tưởng, họ không muốn vãng sanh. Phật A Di Đà đến tiếp dẫn họ, kéo cũng không kéo nổi họ. Không muốn đi, như vậy là không được. Chỉ cần muốn đi, ngũ nghịch thập ác, Ngài cũng đến tiếp dẫn quí vị. Nên Ngẫu Ích đại sư giải thích về phát tâm bồ đề, giải thích rất tuyệt diệu. Ấn Quang Đại sư tán thán vô cùng. Giải thích của ngài rất đơn giản, ta vừa nghe đã hiểu, hốt nhiên đại ngộ. Sao gọi là tâm Bồ đề? “Thực sự tin tưởng, thực sự muốn đi”. Tâm này chính là tâm bồ đề vô thượng. Ta tin tưởng hay không? Thực sự tin tưởng. Muốn đi hay không? Thật sự muốn đi. Vậy là tâm bồ đề quí vị đầy đủ rồi, điều kiện này đã đầy đủ rồi. Tiếp theo quí vị chỉ cần chịu niệm Phật là được rồi. Vãng sanh đích thực là nơi một niệm lúc lâm chung. Chánh niệm lúc lâm chung, chánh niệm chính là niệm lúc này thật tin thật nguyện. Người lúc lâm chung thật tin thật nguyện thì có thể vãng sanh. Công phu niệm Phật đó là phẩm vị của quí vị. Ngẫu Ích đại sư nói có thể vãng sanh hay không quyết định nơi tín nguyện có hay không. Phẩm vị cao thấp đó là công phu niệm Phật của quí vị sâu hay cạn. Chỉ cần có thể vãng sanh, không nên so đo tính toán phẩm vị. Giống như Ngẫu Ích đại sư vậy, người ta hỏi Ngài, Ngài vãng sanh Tịnh Độ phẩm vị như thế nào thì ngài hài lòng? Ngẫu Ích đại sư trả lời mọi người: “tôi vãng sanh hạ hạ phẩm là hài lòng rồi”. Lời này nói rất hay, chỉ cần vãng sanh một đời liền làm Phật, không nên tính toán những phẩm vị này. Làm cho tâm quí vị càng chuyên hơn, nhất tâm hơn. Càng nhất tâm càng chuyên chú quí vị vãng sanh phẩm vị nhất định rất cao, chắc chắn vậy. Những người thích tính toán phẩm vị, khả năng phẩm vị rất thấp, trái lại quí vị không tính toán thì rất cao. Đức Thế Tôn giới thiệu với chúng ta đương nhiên tỉ mỉ hơn, Ngài giảng về nó rất rõ ràng, giảng rất thấu đáo. Cho nên một niệm tâm tịnh này là rất quan trọng. Thật tình mà nói, hằng ngày chúng ta dụng công cũng phải lấy điều này làm mục tiêu. Sống trong thế gian này mà tâm thanh tịnh thì tự tại biết bao. Tâm thanh tịnh không phiền não, tâm thanh tịnh chính là chánh niệm. Dùng tâm này để niệm A Di Đà Phật liền tương ưng. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Một niệm thanh tịnh này và Phật A Di Đà giống như đường dây nóng vậy, thông rồi, không chướng ngại nữa.
- Category
- Giảng Pháp
Comments