Bạn vừa chấp trước thì có phiền phức. Người chấp trước thì không thể ra khỏi sáu nẻo luân hồi.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Kinh Vô Lượng Thọ tập 323

Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Chiều hôm nay có một đồng tu ở Úc Châu gọi điện thoại nói với tôi là có người đặt chuyện gây sự hủy báng ông, nói những lời lẽ không hay, ông rất tức giận. Tôi nói với ông ấy rằng ông là phàm phu trong tam đồ lục đạo. Ông ấy nghe xong thì hỏi tại sao vậy? Tôi nói vì ông vẫn còn tức giận. Ông nói làm sao mà không giận được chứ. Tôi nói người ta mắng người khác thì tại sao ông không tức giận? Ông nói người khác thì đâu phải là tôi. Tôi nói cái thân này không phải là mình, họ mắng mặc họ, không liên can gì với linh tánh của ta, trong linh tánh của ta không khởi lên một niệm nào. Tại sao lại như vậy? Bởi vì bạn chấp trước cái thân này là chính mình, chấp trước cái tên này chính là mình, người ta chấp vào cái tên mà mắng bạn. Họ kêu tên của người khác thì bạn không phản ứng nữa, điều này cho thấy là bạn có chấp trước. Chỉ cần không chấp trước thì vấn đề gì cũng đều không có, bạn vừa chấp trước thì có phiền phức. Người chấp trước thì không thể ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Sáu nẻo luân hồi là do chấp trước mà sanh ra. Ta không còn chấp trước nữa, bạn có kêu tên ta mà mắng, người cùng tên cùng họ rất nhiều, ta đâu biết bạn mắng ai, cớ gì mà tự mình lại thừa nhận? Con người sao ngốc như vậy! Không việc gì, việc gì cũng không có. Cho dù họ lấy roi đánh bạn, thân không phải là ta, có đánh thì bạn cũng không bị đau. Bị đánh tại sao bị đau? Vì thân này là ta, điều này phiền phức rất lớn. Nếu không tin thì bạn hãy đọc Kinh Kim Cang: Nhẫn Nhục tiên nhân bị vua Ca-lợi cắt xẻo thân thể. Người thông thường nói là đau đớn không chịu nổi, Nhẫn Nhục tiên nhân bị vua Ca-lợi dùng dao cắt từng miếng thịt, ông không bị đau đớn. Tại sao ông không bị đau vậy? Vì thân không phải là ta, bạn tha hồ mà cắt. Bỏ chấp trước thì được tự tại, bỏ chấp trước thì ra khỏi luân hồi, cớ gì phải chấp trước chứ?

Lần này ở tôi Úc Châu bị bệnh, tôi đã làm thí nghiệm. Làm thí nghiệm gì vậy? Không chấp trước. Lúc tôi bị bệnh, có người chấp trước nhanh chóng đi tìm bác sĩ, phải uống thuốc. Nếu bạn không tìm bác sĩ, không uống thuốc thì bệnh sẽ không hết. Tôi không đi bác sĩ cũng không uống thuốc, nghỉ ngơi vài hôm thì bệnh tự nhiên sẽ hết. Nếu như bạn chấp trước, đã sanh bệnh không vào bệnh viện thì không được, không đi khám bác sĩ là không được, vậy là bạn không thể không đi khám. Nếu như bạn không đi khám thì bệnh của bạn sẽ nghiêm trọng, bạn sẽ không hết bệnh. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng tôi đã làm thí nghiệm tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Tôi không muốn bị bệnh, chúng tôi muốn sớm hồi phục khỏe mạnh, cảnh chuyển theo tâm. Chúng ta đem cái ý niệm này chuyển thành cái ý khỏe mạnh, không nên có suy nghĩ tôi bị bệnh rồi. Nghĩ không có bệnh thì bệnh sẽ không có. Tại sao vậy? Bạn nghĩ đến bệnh, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, tưởng bệnh thì làm sao mà không có bệnh chứ? Nghĩ già thì liền già, nghĩ chết thì không chết cũng không được. Cho nên tâm lý phải khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh thì sinh lý của bạn nhất định khỏe mạnh. Sinh lý phụ thuộc vào tâm lý, nó tùy theo tâm mà chuyển. Chúng ta không thể không hiểu cái đạo lý lớn này.

Những người không có duyên thì không nghe lời giáo huấn, bạn nói với họ, họ nghe không hiểu, nghe có hiểu thì họ cũng làm không được. Không có duyên thì Phật Bồ-tát liền bỏ đi, không xuất hiện nữa. Cho nên có ứng hiện ở thế gian này hay không không phải là chuyện của Phật Bồ-tát, mà do chúng ta có chịu học hay không, cả thảy đều do bản thân mình, cái quyền này không ở nơi người khác. Chúng ta phải biết, phải khuyến khích chính mình, phải chăm chỉ nỗ lực. Chúng ta vừa mới khởi tâm động niệm, cái này gọi là cảm, Phật Bồ-tát liền có ứng, cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn. Ý niệm của chúng ta nhiều, từ sáng đến tối không biết là khởi bao nhiêu ý niệm, mỗi một ý niệm đều có cảm ứng, không phải là cảm ứng với Phật Bồ-tát thì là cảm ứng với yêu ma quỷ quái, cho nên tâm phải thanh tịnh, tâm phải chánh. Phật pháp dạy chúng ta tam Quy Y chính là nguyên tắc chỉ đạo tu hành cao nhất, chính là Giác Chánh Tịnh. Giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Chúng ta đi con đường Giác Chánh Tịnh thì sẽ cảm ứng với Phật Bồ-tát, nếu như đi con đường mê tà nhiễm thì chúng ta sẽ cảm ứng với yêu ma quỷ quái. Phải biết rằng yêu ma quỷ quái cũng là Phật vị lai, không nên ngạo mạn, cũng không nên xem thường họ, cũng phải cung kính họ giống như Phật Bồ-tát vậy. Lễ kính chư Phật vị lai này là đúng rồi. Với cách này, cho dù là có những oán hận với yêu ma quỷ quái từ vô thủy kiếp đến nay, dần dần có thể hóa giải. Có một câu nói “oan gia nên giải không nên kết”, đời người ở thế gian này, sự việc gì có giá trị nhất, có ý nghĩa nhất? Là hóa giải oan kết, đây mới thật sự là có ý nghĩa.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment