KHAI THỊ “DI ĐÀ THẬP NIỆM TẤT SANH NGUYỆN”
TẬP 2
Chủ giảng: Pháp sư Định Hoằng
Trương Thiện Hòa niệm vài câu Phật hiệu thì liền thấy Phật. Chúng ta đã niệm Phật mấy chục năm, hình như cũng chưa thấy Phật. Việc này là như thế nào? Vậy bản thân phải phản tỉnh. Là do bản thân quý vị không chí tâm.
Trương Thiện Hòa biết rằng, không niệm Phật thì chết chắc rồi. Có lẽ quý vị cảm thấy cũng không đến nỗi chết chắc. Không niệm Phật không sao, ngày mai còn niệm được, vì vậy không có được sự chí tâm này. Cho nên khi chưa đối mặt với cái chết, bản thân còn buông lơi. Kiểu niệm Phật nhàn nhã nhởn nhơ này, e rằng niệm cả đời cũng không thể thấy Phật. Trong A-di-đà Kinh Sớ Sao, Đại sư Liên Trì đã nói đến một ví dụ như vầy: Có người hỏi Ngài: Có người cả đời niệm Phật, vì sao khi lâm chung không thể vãng sanh? Đại sư Liên Trì đáp rằng: Người này một đời niệm Phật, nhưng trước nay chưa từng một lòng niệm Phật. Một lòng niệm Phật, niệm mười niệm thì có thể vãng sanh. Nhưng người đó không một lòng niệm Phật, niệm một đời cũng không thể vãng sanh.
Do đó Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta: Người tu hành thật sự phải luôn để chữ “Tử” trên trán của mình. Luôn nghĩ đến, nếu tôi chết rồi thì phải làm sao? Tối nay đi ngủ, nằm xuống ngủ luôn không còn tỉnh dậy nữa thì như thế nào? Đây cũng là chuyện thường hay xảy ra. Đừng nghĩ rằng bây giờ tôi vẫn chưa già, chắc là không đến nỗi tối nay phải ra đi. Nếu hằng ngày quý vị nghĩ như vậy thì sẽ có một ngày quý vị bỏ lỡ cơ hội. Bởi vì sẽ có một ngày quý vị sẽ phải ra đi, không tỉnh dậy nữa, rất khó nói.
Trên đường hoàng tuyền không phân già trẻ. Mộ phần đa số là người trẻ. Như Định Hoằng ở tinh xá Chánh Giác đã ba năm, đưa tiễn bốn vị Pháp sư. Hai vị là lão Pháp sư, hai vị là Pháp sư trẻ tuổi. Tỷ lệ này là năm mươi, năm mươi. Vì vậy đừng cho rằng bản thân còn chưa đến tuổi. Sao quý vị biết được khi nào Vua Diêm-la phái binh ma đầu trâu mặt ngựa đến rước quý vị? Cho nên phải nâng cao tâm cảnh giác. Niệm niệm đều nghĩ đến cái chết. Chết rồi thì rất đáng sợ. Đó là sự luân hồi vô cùng tận. Cho nên ở trong quan phòng, tôi đã viết chữ “Tử” rất lớn, dán ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Hằng ngày nhìn sẽ có lợi ích.
Thoáng chốc tôi đã hơn bốn mươi tuổi rồi. Quý vị xem, mười mấy tuổi tôi tiếp nhận Phật pháp, đến nay đã ngoài bốn mươi, vẫn chưa liễu thoát sanh tử. Vấn đề lớn này cũng chưa giải quyết được. Học Phật hơn hai mươi năm, quý vị xem, không có thành tựu. Điều này khiến người ta lo nghĩ, có thể có được hai mươi mấy năm nữa hay không? Rất khó nói. Có thêm hai mươi mấy năm nữa thì tuổi gần cổ hy rồi. Cổ hy là gì vậy? Từ xưa đến nay rất hiếm có, quý vị chưa chắc sẽ sống đến bảy mươi tuổi.
Cho nên phải nâng cao tâm cảnh giác, tâm cảnh giác chính là tâm Bồ-đề, chính là đạo. Tâm đạo Bồ-đề chánh niệm, phải vãng sanh Tịnh Độ. Trong Kinh Phật Thuyết A-di-đà đã nói rất rõ: Không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên. Không thể dùng chút ít thiện căn, thiện căn là gì? Đại sư Ngẫu Ích chú giải: Bồ-đề chánh niệm là chỉ thiện căn. Đó chính là tâm cảnh giác của quý vị. Luôn luôn nghĩ đến việc lớn sanh tử, đường luân hồi hiểm trở. Việc này không thể chậm trễ, không thể kéo dài, không thể lơ là. Những việc khác thì không quan trọng, việc này thì không thể tùy tiện được. Như vậy chính là Bồ-đề chánh niệm.
TẬP 2
Chủ giảng: Pháp sư Định Hoằng
Trương Thiện Hòa niệm vài câu Phật hiệu thì liền thấy Phật. Chúng ta đã niệm Phật mấy chục năm, hình như cũng chưa thấy Phật. Việc này là như thế nào? Vậy bản thân phải phản tỉnh. Là do bản thân quý vị không chí tâm.
Trương Thiện Hòa biết rằng, không niệm Phật thì chết chắc rồi. Có lẽ quý vị cảm thấy cũng không đến nỗi chết chắc. Không niệm Phật không sao, ngày mai còn niệm được, vì vậy không có được sự chí tâm này. Cho nên khi chưa đối mặt với cái chết, bản thân còn buông lơi. Kiểu niệm Phật nhàn nhã nhởn nhơ này, e rằng niệm cả đời cũng không thể thấy Phật. Trong A-di-đà Kinh Sớ Sao, Đại sư Liên Trì đã nói đến một ví dụ như vầy: Có người hỏi Ngài: Có người cả đời niệm Phật, vì sao khi lâm chung không thể vãng sanh? Đại sư Liên Trì đáp rằng: Người này một đời niệm Phật, nhưng trước nay chưa từng một lòng niệm Phật. Một lòng niệm Phật, niệm mười niệm thì có thể vãng sanh. Nhưng người đó không một lòng niệm Phật, niệm một đời cũng không thể vãng sanh.
Do đó Đại sư Ấn Quang dạy chúng ta: Người tu hành thật sự phải luôn để chữ “Tử” trên trán của mình. Luôn nghĩ đến, nếu tôi chết rồi thì phải làm sao? Tối nay đi ngủ, nằm xuống ngủ luôn không còn tỉnh dậy nữa thì như thế nào? Đây cũng là chuyện thường hay xảy ra. Đừng nghĩ rằng bây giờ tôi vẫn chưa già, chắc là không đến nỗi tối nay phải ra đi. Nếu hằng ngày quý vị nghĩ như vậy thì sẽ có một ngày quý vị bỏ lỡ cơ hội. Bởi vì sẽ có một ngày quý vị sẽ phải ra đi, không tỉnh dậy nữa, rất khó nói.
Trên đường hoàng tuyền không phân già trẻ. Mộ phần đa số là người trẻ. Như Định Hoằng ở tinh xá Chánh Giác đã ba năm, đưa tiễn bốn vị Pháp sư. Hai vị là lão Pháp sư, hai vị là Pháp sư trẻ tuổi. Tỷ lệ này là năm mươi, năm mươi. Vì vậy đừng cho rằng bản thân còn chưa đến tuổi. Sao quý vị biết được khi nào Vua Diêm-la phái binh ma đầu trâu mặt ngựa đến rước quý vị? Cho nên phải nâng cao tâm cảnh giác. Niệm niệm đều nghĩ đến cái chết. Chết rồi thì rất đáng sợ. Đó là sự luân hồi vô cùng tận. Cho nên ở trong quan phòng, tôi đã viết chữ “Tử” rất lớn, dán ở chỗ dễ nhìn thấy nhất. Hằng ngày nhìn sẽ có lợi ích.
Thoáng chốc tôi đã hơn bốn mươi tuổi rồi. Quý vị xem, mười mấy tuổi tôi tiếp nhận Phật pháp, đến nay đã ngoài bốn mươi, vẫn chưa liễu thoát sanh tử. Vấn đề lớn này cũng chưa giải quyết được. Học Phật hơn hai mươi năm, quý vị xem, không có thành tựu. Điều này khiến người ta lo nghĩ, có thể có được hai mươi mấy năm nữa hay không? Rất khó nói. Có thêm hai mươi mấy năm nữa thì tuổi gần cổ hy rồi. Cổ hy là gì vậy? Từ xưa đến nay rất hiếm có, quý vị chưa chắc sẽ sống đến bảy mươi tuổi.
Cho nên phải nâng cao tâm cảnh giác, tâm cảnh giác chính là tâm Bồ-đề, chính là đạo. Tâm đạo Bồ-đề chánh niệm, phải vãng sanh Tịnh Độ. Trong Kinh Phật Thuyết A-di-đà đã nói rất rõ: Không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên. Không thể dùng chút ít thiện căn, thiện căn là gì? Đại sư Ngẫu Ích chú giải: Bồ-đề chánh niệm là chỉ thiện căn. Đó chính là tâm cảnh giác của quý vị. Luôn luôn nghĩ đến việc lớn sanh tử, đường luân hồi hiểm trở. Việc này không thể chậm trễ, không thể kéo dài, không thể lơ là. Những việc khác thì không quan trọng, việc này thì không thể tùy tiện được. Như vậy chính là Bồ-đề chánh niệm.
- Category
- Giảng Pháp
Comments