Nếu chúng ta hàng ngày xem truyền hình, tôi tin rằng niệm Phật không thể vãng sanh.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 428
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Nếu chúng ta hàng ngày xem truyền hình, tôi tin rằng niệm Phật không thể vãng sanh.

“Không ỷ ngữ”, ỷ ngữ là lời ngon tiếng ngọt, lời nói rất thích nghe, trên thực tế là lừa dối người. Phạm vi của ỷ ngữ bao gồm rất nhiều, phạm vi rất rộng, Ngày nay ta thấy phổ biến nhất, mỗi ngày mở truyền hình, quý vị nghe những bài hát vũ điệu đó, nó có những nội dung gì? Trong Phật giáo đều gọi là ỷ ngữ, họ gọi là biểu diễn, những ca từ của họ, dụ dỗ quý vị làm sát đạo dâm vọng. .
Không những bây giờ, mà ở nữa thế kỷ trước, chúng ta nghe những ca khúc phổ biến, đều là thuộc về ỷ ngữ. Người trẻ tuổi bây giờ, trong con mắt của họ là thứ thích nhất, thần tượng của mình đều là những diễn viên, ca sĩ. Vì sao vậy? Vì mỗi ngày họ không rời truyền hình, không rời khỏi nơi múa hát, những cái này đều gọi là ỷ ngữ. Cho nên quý vị phải nhân thức nó, những gì họ biểu diễn ra cho quý vị thấy đươc, cho quý vị nghe được, dẫn quý vị đến phương hướng nào, quý vị có giác ngộ được chăng? Con đường họ đi không phải con đường của thánh hiền, mặt trái của thánh hiền là cái gì? Trong “Tả Truyện” có nói: “nhân khí thường tắc yêu hưng”. Thường là gì? Là nhân nghĩa lễ trí tín. Nếu như ngôn hành của họ bất nhân, bất nghĩa, vô lễ, vô trí, bất tín, dùng tiêu chuẩn của “Lễ Kí” để nói, thì họ không được gọi là con người, họ là yêu ma quỷ quái. Yêu ma quỷ quái không phải mặt xanh nanh vàng, mặt xanh răng nanh thì quý vị sớm đã không tiếp cận họ rồi. Quý vị thấy họ nhất định vô cũng hoan hỷ, họ đang dụ dỗ quý vị. Quý vị thực sự chịu thiệt mắc bẫy mà không biết. Đến lúc quý vị giác ngộ rồi hốn hận cũng không còn kịp nữa. Cho nên chánh diện “nên nói những lời có nghĩa làm thiện lợi ích”. Ngược lại, người xưa gọi là “ngôn chi hữu vật”, nghĩa là trong ngôn từ của quý vị có nội dung, có cái gì? Có nhân nghĩa đạo đức.
Trung Quốc cổ đại, dùng ngôn từ bây giờ để nói, diễn xuất văn nghệ, biểu diễn. Nó có tiêu chuẩn cộng đồng. Tiêu chuẩn này là của Khổng Tử nói: “tư vô tà”. Tiết mục diễn xuất quý vị xem được, nghe được, tiếp xúc được, quý vị không có tà niệm. Tiêu chuẩn này ở Trung Quốc đã mấy ngàn năm, mỗi một triều đại lúc hưng thịnh nhất định gìn giữ. Triều đại này lúc sắp diệt vong, mọi người đều lơ là. Chỉ cần ở trong diễn xuất văn nghệ là tà tư, tà tư tà kiến thì xã hội này có thiên tai, xã hội chắc chắn có biến động.
Ngày nay trên toàn thế giới, biểu diễn văn nghệ khu vực trong mỗi quốc gia, hoàn toàn tương phản với tiêu chuẩn của người xưa. Lời người xưa nói thật không sai, biến động xã hội trên toàn thế giới, tần xuất thiên tai của toàn thế giới không ngừng tăng cao. Người sinh sống trên trái đất chúng ta, cảm nhận của tâm hành, thì chúng ta đã được rõ.
Cho nên năm xưa, Đài Loan đề xướng phục hưng văn hóa Trung Quốc, không thể làm được, chỉ là hô hào khẩu hiệu mà thôi. Lúc đó bộ giáo dục có ba vị quan chức, hình như là cấp bậc sở trưởng, còn một vị là thư kí của bộ giáo dục. Đến thỉnh giáo với thầy Phương Đông Mỹ, hôm đó đúng lúc tôi đang ở nhà của thầy, tôi nghe họ và thầy giáo nói chuyện. Họ đưa ra vấn đề để hỏi thầy: chính phủ muốn vận động đẩy mạnh phục hưng văn hóa, nên bắt đầu từ điểm nào? Thỉnh giáo với thầy. Thầy nghe được vấn đề này, thần thái vô cùng nghiêm túc, trầm tư khoảng chừng năm phút một câu cũng không nói. Sau năm phút thầy đã nói: “có”, đây chính là có phương pháp, phương pháp gì? Bắt đầu từ đâu? Thầy bảo với họ: thứ nhất- Đài Loan lúc đấy có ba đài truyền hình, đóng cửa ba đài truyền hình này, đại khái vẫn có mười mấy, hai mươi cái, vô tuyến đài cũng cần đóng cửa, báo chí, tạp chí đều phải ngừng in. Ba vị quan chức này nói với thầy giáo: thưa thầy, cái này không làm được! Thầy giáo nói với họ, những thứ này ngày ngày đang phá hoại văn hóa xưa, chỉ cần có những thứ này còn có thể phục hưng sao? Tôi nghe cuộc nói chuyện này của thầy ấn tượng vô cùng sâu sắc. Ngày nay không những đài truyền hình không đóng cửa, Đài Loan có lẽ còn mấy mươi đài truyền hình, không chỉ là ba đài, tôi thấy ít nhất phải có 30 đài, làm thế nào được!
Dùng thập thiện để xem những cái này, đều là vọng ngữ, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡng, hoàn toàn đã phạm. Nếu chúng ta hàng ngày xem truyền hình, tôi tin rằng niệm Phật không thể vãng sanh. Tôi từ ngày nghe được thầy giáo nói những lời này, đến nay khoảng 45 năm rồi, tôi không còn xem truyền hình nữa. Truyền hình, phát thanh, báo giấy, tạp chí tôi cự tuyệt hết. Họ có quyền diễn xuất, tôi có quyền không xem, vì sao vậy? Vì bảo vệ tâm thanh tịnh của chính mình, không phải chịu sự ô nhiễm nữa.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment