Hàng ngày niệm Phật, nhưng tâm không thanh tịnh nên không thể vãng sanh.Chính là buông bỏ vạn duyên.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
9 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 315
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Ngẫu Ích đại sư nói trong “Yếu giải”. Tín nguyện hạnh, là ba điều kiện tu học của tịnh độ tông. Thật tin, thật phát nguyện và thật sự hành. Chân tín thiết nguyện là nhìn từ gốc độ nào? Xem họ có thật sự thực hành hay không. Thật thực hành thì có, còn không thật sự thực hành thì họ không có. Tín và nguyện đều thực hành trên hạnh. Không có hạnh, thì tín nguyện không phải thật mà là giả. Nên thật sự tin vào tịnh độ không phải dể.

Di dân đến trạm kiểm soát cần những điều kiện nào. Không phù hợp điều kiện thì không thể đến. Điều kiện quan trọng đầu tiên là tâm tịnh tức cỏi Phật tịnh. Tâm chúng ta có thanh tịnh không? Tâm không thanh tịnh không thể vào đó, niệm Phật cũng không được. Đạo lý này phải hiểu. Một ngày dù niệm 10 vạn câu Phật hiệu, mà tâm không thanh tịnh thì cũng không đi được. Tâm thanh tịnh chiêu cảm nên cỏi thanh tịnh. Cỏi đông cư của thế giới Cực Lạc, là tâm thanh tịnh của Phật A Di Đà biến hiện ra.
Chúng sanh trong cỏi đồng cư của mười phương thế giới. Tâm thanh tịnh tương ưng với nó, tương ưng với tâm Phật. Dùng tâm thanh tịnh để niệm Phật A Di Đà. Tâm thanh tịnh từ đâu mà có ? Buông bỏ phân biệt chấp trước liền được thanh tịnh. Đối với tất cả pháp trong thế xuất thế gian không còn chấp trước nữa, buông bỏ hết. Thường tưởng đến, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nên “tưởng” rất quan trọng. Tưởng_nghĩ_điều gì? Nghĩ đến Phật A Di Đà hôm nay đến đón tôi. Tôi phải làm sao? Có phải là nên nghĩ, những thứ lưu luyến này, những cái vướng bận đó. Nếu muốn quan tâm thế gian này, nên cái này cũng buông không được, cái kia cũng bỏ không xong. Như vậy thì Phật A Di Đà sẽ đi thôi, không lý đến chúng ta nữa, vì chúng ta vướng bận quá nhiều việc. Phải có tâm trạng như thế nào? Cái gì cũng không cần nữa, đến thân thể cũng không cần. Phật A Di Đà sẽ dẫn quý vị đi ngay.
Hàng ngày đều quán tưởng như vậy. Đây là bí quyết vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc. Buông bỏ hết tất cả. Phải như thế nào? Phải xem thế giới này như khách sạn. Thiết bị trong khách sạn này không tệ, ở trong đó rất thoải mái, nhưng nói đi là đi. Những thứ trong khách sạn đều không phải là của ta, không thể mang theo một cái gì. Thế gian này chính là quán trọ. Trong quán trọ này, tất cả những thiết kế ở đây đều có thể hưởng thụ hết, nhưng không phải của ta, nên ta không mang theo được. Chúng ta dùng thái độ như thế ở nơi thế gian này, thì tâm địa tự nhiên sẽ thanh tịnh. Không phải của ta, đến thân thể cũng không phải của ta. Vậy cái gì là của tôi? Phật A Di Đà là của ta. Nghĩ được như vậy thì tốt rồi.
Chỉ có Phật A Di Đà mới mang theo được. Phật A Di Đà ở đâu? Ở thế giới tây phương Cực Lạc. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, mà không đến thế giới Cực Lạc thì ta đi đâu? Người niệm Phật, thường phải có ý niệm đúng đắn. Nhà của ta là ở tây phương. Phật Di Đà là người thân nhất của tôi, cần phải trở về thăm. Phật A Di Đà giống như cha mẹ vậy, chư đại Bồ Tát là huynh đệ. Đây mới là những điều cổ nhân nói lá rụng về cội. Cội nguồn ở tây phương, cội nguồn ở thế giới Cực lạc. Lá rụng về cội chính là trở về thế giới tây phương Cực Lạc. Lục đạo và mười pháp giới đều là chổ chỉ đến tham quan du lịch. Ý niệm không được sai lạc.
Khi ta vãng sanh cũng là tâm thanh tịnh. Niệm Phật, người niệm Phật rất nhiều, nhưng người vãng sanh không nhiều. Vì sao? Vì hàng ngày niệm Phật, nhưng tâm không thanh tịnh nên không thể vãng sanh. Niệm Phật đến tâm thanh tịnh, thanh tịnh là thật sự buông bỏ.

Nên điều kiện cơ bản của nó là tín nguyện hạnh, là ba điều kiện này. Không thể thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về nước này.
Thiện căn, phước đức, nhân duyên, phải đầy đủ ba điều kiện này. Thiện căn là tín giải, phước đức là hạnh nguyện. Thiện căn phước đức quan trọng, nhưng quan trọng nhất là tâm thanh tịnh. Tâm không thanh tịnh, thiện căn phước đức cũng không thể vãng sanh. Tâm tịnh thì cỏi Phật tịnh. Đây là nguyên nhân thật sự của tịnh độ.
Thiện căn phước đức phải tu như thế nào? Chính là niệm Phật. Niệm Phật là thiện căn, niệm Phật cũng là phước đức. Một câu A Di Đà Phật là đầy đủ tất cả. Đầy đủ tín nguyện hạnh. Đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên. Công đức của danh hiệu này thật không thể nghĩ bàn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment