Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 45/51 [Diễn đọc]
-----
CÔNG ĐỨC CỦA ĐỊA TẠNG BỒ TÁT THÙ THẮNG, KHÔNG NHỮNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI MÀ DÙ MƯỜI PHƯƠNG HẾT THẢY CHƯ PHẬT NHƯ LAI ĐỒNG KHEN NGỢI THÌ CŨNG KHÔNG THỂ KHEN NGỢI HẾT. VÌ SAO VẬY? BỞI VÌ CÔNG ĐỨC CỦA BỒ TÁT XỨNG TÁNH, TÁNH ĐỨC KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI.
Trong đời vị lai, nếu có người thiện nam kẻ thiện nữ nào, cho đến tất cả hàng trời, rồng, nghe kinh điển này cùng danh tự của Ngài Địa Tạng, hoặc chiêm lễ hình tượng, thì sẽ được bao nhiêu điều phước lợi?
Công đức của Địa Tạng Bồ Tát thù thắng như vậy, không những đức Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi, trong kinh này đức Phật nói rất rõ ràng, rất rành rẽ, dù mười phương hết thảy chư Phật Như Lai cùng khen ngợi, trong suốt một kiếp cũng chưa hết. Vì công đức của Bồ Tát xứng tánh, tánh đức chẳng có biên giới, cho nên khen ngợi không hết. Hư Không Tạng Bồ Tát ở đây thay mặt chúng ta thỉnh pháp, những việc không lẽ Ngài không biết, Ngài cũng là Đẳng Giác Bồ Tát. Đặc biệt là vì đời vị lai, chữ “đời vị lai” bao gồm chúng ta trong đó, Ngài thay mặt chúng ta thưa thỉnh, việc này chứng tỏ lòng quan tâm, thuơng mến của Bồ Tát đối với chúng ta. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, phía trước nói về “một tâm niệm thiện”. Không những là người, ngoài người ra còn có chúng sanh trong lục đạo, “nhất thiết thiên”, thiên là chư thiên, “long” tượng trưng cho những thiên thần hộ pháp, “long” cũng đại biểu cho loài súc sanh, tuy chẳng nói tam ác đạo, dùng “long” để thay mặt; “thiên long” bao gồm hết năm loài còn lại. Cộng lại là hết thảy chúng sanh trong lục đạo. “Nghe được kinh này, cùng danh hiệu ngài Địa Tạng”, đức hiệu của Địa Tạng Bồ Tát, hoặc là chiêm lễ hình tượng, sẽ được bao nhiêu điều phước báo và lợi ích?
Chúng ta hãy đọc lời giảng trong sách chú giải: “Chuẩn Địa Trì” (dựa theo lời Địa Trì Bồ Tát), tức là căn cứ trên lời Địa Trì Bồ Tát nói, “phước tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, y thiền, y tinh tấn, tu hành thí giới tứ vô lượng đẳng, thị danh phước phần” (Phước chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Nương vào Thiền, nương vào Tinh Tấn để tu hành bố thí, trì giới, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) v.v... thì gọi là phước phần), đây là nói về việc tu phước. Phàm phu lục đạo chưa kiến tánh, tuy trong tự tánh đầy đủ vô lượng công đức, nhưng công đức đó không thể khởi tác dụng, chẳng thể hiện tiền, phước báo phàm phu lục đạo đều phải nhờ chính mình tu mới có. Tu những việc gì là phước? Ở đây nêu ra cho chúng ta, đây là Lục Độ của Bồ Tát. Trong Lục Độ, trừ Bát Nhã ra, năm độ đầu đều tu phước, Bát Nhã là tu huệ, khi thành Phật, chúng ta tán thán Phật là Nhị Túc Tôn. Nhị là phước và huệ, Túc là viên mãn, cả hai phước và huệ đều viên mãn.
Phật có phước huệ viên mãn nhất, do đó Phật tôn quý nhất. Học Phật thì làm sao không tu phước được? Nếu không có phước báo thì tu hành sẽ bị chướng ngại, quần áo thức ăn không đầy đủ thì tu đạo rất khó khăn, không có phước báo thì bạn không thể độ chúng sanh. Phật dạy chúng ta độ chúng sanh, kết duyên với chúng sanh, lúc tiếp xúc với chúng sanh phải làm việc gì trước hết? Phải bố thí. Nếu bạn không tặng một chút lễ vật với họ, kết thiện duyên với họ thì rất khó độ họ. Do đó Bố Thí vô cùng quan trọng. Đặc biệt là tài bố thí, khi tiếp xúc với hết thảy chúng sanh việc đầu tiên phải làm là tài bố thí, họ sẽ sanh lòng hoan hỷ, sau đó là pháp bố thí, vô úy bố thí. Họ có ấn tượng tốt với bạn, biết bạn có thiện tâm, có thành ý thì họ sẽ chịu tiếp nhận sự dạy dỗ của bạn, tiếp nhận lời khuyên của bạn. Do đó phước vô cùng quan trọng.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Tập 45/51 [Diễn đọc]
-----
CÔNG ĐỨC CỦA ĐỊA TẠNG BỒ TÁT THÙ THẮNG, KHÔNG NHỮNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI MÀ DÙ MƯỜI PHƯƠNG HẾT THẢY CHƯ PHẬT NHƯ LAI ĐỒNG KHEN NGỢI THÌ CŨNG KHÔNG THỂ KHEN NGỢI HẾT. VÌ SAO VẬY? BỞI VÌ CÔNG ĐỨC CỦA BỒ TÁT XỨNG TÁNH, TÁNH ĐỨC KHÔNG CÓ BIÊN GIỚI.
Trong đời vị lai, nếu có người thiện nam kẻ thiện nữ nào, cho đến tất cả hàng trời, rồng, nghe kinh điển này cùng danh tự của Ngài Địa Tạng, hoặc chiêm lễ hình tượng, thì sẽ được bao nhiêu điều phước lợi?
Công đức của Địa Tạng Bồ Tát thù thắng như vậy, không những đức Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi, trong kinh này đức Phật nói rất rõ ràng, rất rành rẽ, dù mười phương hết thảy chư Phật Như Lai cùng khen ngợi, trong suốt một kiếp cũng chưa hết. Vì công đức của Bồ Tát xứng tánh, tánh đức chẳng có biên giới, cho nên khen ngợi không hết. Hư Không Tạng Bồ Tát ở đây thay mặt chúng ta thỉnh pháp, những việc không lẽ Ngài không biết, Ngài cũng là Đẳng Giác Bồ Tát. Đặc biệt là vì đời vị lai, chữ “đời vị lai” bao gồm chúng ta trong đó, Ngài thay mặt chúng ta thưa thỉnh, việc này chứng tỏ lòng quan tâm, thuơng mến của Bồ Tát đối với chúng ta. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, phía trước nói về “một tâm niệm thiện”. Không những là người, ngoài người ra còn có chúng sanh trong lục đạo, “nhất thiết thiên”, thiên là chư thiên, “long” tượng trưng cho những thiên thần hộ pháp, “long” cũng đại biểu cho loài súc sanh, tuy chẳng nói tam ác đạo, dùng “long” để thay mặt; “thiên long” bao gồm hết năm loài còn lại. Cộng lại là hết thảy chúng sanh trong lục đạo. “Nghe được kinh này, cùng danh hiệu ngài Địa Tạng”, đức hiệu của Địa Tạng Bồ Tát, hoặc là chiêm lễ hình tượng, sẽ được bao nhiêu điều phước báo và lợi ích?
Chúng ta hãy đọc lời giảng trong sách chú giải: “Chuẩn Địa Trì” (dựa theo lời Địa Trì Bồ Tát), tức là căn cứ trên lời Địa Trì Bồ Tát nói, “phước tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, y thiền, y tinh tấn, tu hành thí giới tứ vô lượng đẳng, thị danh phước phần” (Phước chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Nương vào Thiền, nương vào Tinh Tấn để tu hành bố thí, trì giới, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) v.v... thì gọi là phước phần), đây là nói về việc tu phước. Phàm phu lục đạo chưa kiến tánh, tuy trong tự tánh đầy đủ vô lượng công đức, nhưng công đức đó không thể khởi tác dụng, chẳng thể hiện tiền, phước báo phàm phu lục đạo đều phải nhờ chính mình tu mới có. Tu những việc gì là phước? Ở đây nêu ra cho chúng ta, đây là Lục Độ của Bồ Tát. Trong Lục Độ, trừ Bát Nhã ra, năm độ đầu đều tu phước, Bát Nhã là tu huệ, khi thành Phật, chúng ta tán thán Phật là Nhị Túc Tôn. Nhị là phước và huệ, Túc là viên mãn, cả hai phước và huệ đều viên mãn.
Phật có phước huệ viên mãn nhất, do đó Phật tôn quý nhất. Học Phật thì làm sao không tu phước được? Nếu không có phước báo thì tu hành sẽ bị chướng ngại, quần áo thức ăn không đầy đủ thì tu đạo rất khó khăn, không có phước báo thì bạn không thể độ chúng sanh. Phật dạy chúng ta độ chúng sanh, kết duyên với chúng sanh, lúc tiếp xúc với chúng sanh phải làm việc gì trước hết? Phải bố thí. Nếu bạn không tặng một chút lễ vật với họ, kết thiện duyên với họ thì rất khó độ họ. Do đó Bố Thí vô cùng quan trọng. Đặc biệt là tài bố thí, khi tiếp xúc với hết thảy chúng sanh việc đầu tiên phải làm là tài bố thí, họ sẽ sanh lòng hoan hỷ, sau đó là pháp bố thí, vô úy bố thí. Họ có ấn tượng tốt với bạn, biết bạn có thiện tâm, có thành ý thì họ sẽ chịu tiếp nhận sự dạy dỗ của bạn, tiếp nhận lời khuyên của bạn. Do đó phước vô cùng quan trọng.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
- Category
- Giảng Pháp
Comments