Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 32/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 32/51 [Diễn đọc]
-----

NGƯỜI MỸ CHUYỆN GÌ CŨNG ĐÒI HỎI TỐT NHẤT, ĂN UỐNG CŨNG KHÔNG NGOẠI LỆ NHƯNG HỌ LẠI KHÔNG SỐNG LÂU, HỌ MUỐN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO LÝ NÀY NHƯNG CHẲNG TÌM ĐƯỢC NGUYÊN DO. BẠN COI ĐỜI SỐNG ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC SO VỚI TIÊU CHUẨN CỦA MỸ THÌ THUA QUÁ XA, NHƯNG NGƯỜI TRUNG QUỐC LẠI SỐNG LÂU HƠN NGƯỜI MỸ.

Lúc trước tôi cư trú ở Mỹ, hình như lúc đó Ðại Lục vừa mới mở rộng, vừa mới mở rộng chẳng lâu. Mỹ đã từng phái một số người đến Trung Quốc Ðại lục để tìm hiểu, nghiên cứu tại sao mức vệ sinh của người Trung Quốc tệ như vậy mà họ có thể sống lâu? Người Mỹ chuyện gì cũng đòi hỏi [tốt nhất] nhưng lại không sống lâu, họ muốn nghiên cứu về đạo lý này [nhưng] chẳng tìm được nguyên do. Coi đời sống ăn uống của họ (người Trung Quốc) so với tiêu chuẩn của Mỹ thì thua quá xa, nhưng người Trung Quốc lại sống lâu. Dùng phương pháp khoa học gì để nghiên cứu cũng tìm chẳng ra, họ chẳng hiểu nổi. Nguyên nhân của sự sống lâu ở đâu? Tâm địa thanh tịnh, vọng niệm ít, phiền não thực sự [là nguyên nhân] đoạt mất mạng sống con người. Phiền não của người Mỹ rất nặng, quá nặng, người Mỹ trẻ tuổi khoảng dưới hai mươi lăm tuổi coi còn được, vóc dáng còn rất đẹp, trên ba mươi tuổi thì thôi khỏi nói. Vết nhăn trên mặt hiện ra từng đường, rất nhiều vết nhăn, người Trung Quốc chúng ta, quý vị coi thử đâu có vết nhăn [gì đâu]. Tại sao lại có nhiều vết nhăn như vậy? Phiền não quá nhiều đấy mà. Nhiều ở chỗ nào? Áp lực đời sống.

Bạn phải biết đời sống của người Mỹ [bề ngoài] hình như rất tốt đẹp, [nhưng] đều là do trả nợ mà có đấy. Mua nhà phải vay mượn, mua nhà phải trả bao nhiêu? Chẳng đến một phần mười. Thí dụ căn nhà mười vạn đồng, chỉ cần trả [trước] năm ngàn là được. Sau đó từ từ trả dứt trong vòng hai mươi năm, ba mươi năm, mỗi tháng trả góp và trả tiền lời, phải mượn tiền ngân hàng. Những đồ vật dùng trong nhà của họ như xe hơi, tủ lạnh, thậm chí tôi nói cho các bạn biết khi họ mua đồ ăn cũng mua thiếu chịu. Khi bạn mua đồ ăn, mua rau cải, mua gạo, v. v…, thì dùng thẻ tín dụng (credit card); thẻ tín dụng là do ngân hàng cấp cho bạn, ngân hàng cho mua chịu. Bạn vất vả đi làm, mỗi ngày làm việc là nhằm để trả tiền mượn ngân hàng, trả tiền bảo hiểm. Cả đời họ làm việc, làm việc hằng ngày là để trả nợ, bạn hãy nghĩ xem áp lực đời sống của họ bao lớn. Thế nên họ phải hết lòng nỗ lực để làm việc, họ chẳng dám giải đãi, chẳng dám làm biếng. Tại sao vậy? Vừa mới làm biếng, vừa mới giải đãi thì công ty đuổi bạn lập tức. Thế thì bạn rồi đời, tất cả đồ đạc trong nhà bạn sẽ bị ngân hàng tịch thâu đem bán đấu giá để trả nợ. Ðời sống của họ rất cực khổ, rất đáng thương, bạn chẳng cư trú ở ngoại quốc thì không hiểu tình huống của họ, thật là rất khổ.

Lần đầu tiên tôi về thăm tổ quốc, đi cùng với Hàn Quán Trưởng về quê của bà ở Ðại Liên, ở đó có không ít bạn bè, thân thích ra tiếp đón, mời chúng tôi dùng cơm. Họ biết chúng tôi từ Mỹ đến, họ vô cùng ngưỡng mộ. Tôi nói với họ, tôi nói đời sống của người Mỹ chẳng bằng họ, họ chẳng tin, họ nói tôi gạt họ, an ủi họ. Tôi quay lại hỏi họ, lúc đó có khoảng ba mươi mấy người ngồi ở đó, tôi nói: Quý vị ba mươi mấy người [ở đây], tôi hỏi quý vị có ai sinh sống phải trả nợ không? Họ nhìn lẫn nhau, chẳng có ai cả. Người Mỹ làm sao sánh bằng quý vị! Người Mỹ từ lúc sanh ra liền phải trả nợ, đến chết còn trả chưa hết nợ. Ðời sống của họ là như thế nào? Ðời sống của quý vị là như thế nào? Tuy bề ngoài đời sống của quý vị hình như nghèo hơn họ, quý vị chẳng có nhà lầu, chẳng có xe hơi, nhưng sau khi quý vị đi làm về, vài người bạn tụ lại với nhau, ăn vài hạt đậu phộng, nhâm nhi ly rượu, nói chuyện rất là thoải mái, người ngoại quốc có nhàn nhã, hưởng thú thanh nhàn như vậy không? Chẳng có. Cả đời cũng chẳng thể sống một ngày như vậy, đầu óc từ sáng tới tối luôn luôn khẩn trương, thế nên người ngoại quốc rất dễ suy lão, nguyên nhân là ở chỗ này.

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment