Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký - Tập 42/51 [Diễn đọc]

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
26 Views
Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 42/51 [Diễn đọc]
-----

ĐỊA TẠNG BỒ TÁT LÀ NHÂN VẬT NHƯ THẾ NÀO? CHÚNG TA XEM THẤY PHÁP HỘI NÀY MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT ĐỀU ĐẾN THAM DỰ. CHƯ PHẬT LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO? ĐỀU LÀ HỌC TRÒ CỦA ĐỊA TẠNG BỒ TÁT TRONG NHỮNG ĐỜI QUÁ KHỨ, HỌC TRÒ AI CŨNG THÀNH PHẬT CẢ RỒI, THẦY CÒN LÀM BỒ TÁT, THẬT LÀ PHI THƯỜNG.

Xin xem tiếp đoạn kinh sau đây: Ngài Địa Tạng đáp rằng: “Thưa Nhân Giả, nay tôi nương oai thần của đức Phật cùng oai lực của đại sĩ mà lược nói danh hiệu của các địa ngục, cùng những sự tội báo và ác báo.

Ở đây chúng ta phải học tập, người hiện nay hơn phân nửa đều cuồng vọng tự đại, sau khi học được của người khác cũng không chịu thừa nhận, còn mắng người ta: “Đây là của tôi, chẳng phải của họ”. Vậy thì sẽ có tội. Bạn hãy xem Địa Tạng Bồ Tát là nhân vật như thế nào! Chúng ta xem pháp hội này, phía trước mọi người đều thấy, mười phương chư Phật đều đến tham dự pháp hội này. Chư Phật là người như thế nào? Đều là học trò của Địa Tạng Bồ Tát trong những đời quá khứ, học trò ai cũng thành Phật cả rồi, thầy còn làm Bồ Tát, thật là phi thường. Ngài chưa chịu thành Phật, muốn thành Phật thì quá đơn giản, đáng lý là đã thành Phật lâu rồi. Ngài ứng theo lời nguyện “Địa ngục chẳng không,tôi thề chẳng thành Phật”. Thế nên chúng ta phải hỏi Địa Tạng Bồ Tát có cơ hội làm Phật không? Chẳng có. Địa ngục vẫn còn người thì Ngài phát tâm chưa thành Phật, Ngài phải làm Bồ Tát để giúp đỡ những chúng sanh trong địa ngục. Bạn xem đây là thân phận gì? Ngài nói chuyện rất khiêm nhường, rất khách sáo.

“Nhân giả” là tôn xưng đối với Bồ Tát, nghĩa là người nhân từ. Ngài chẳng nói Ngài có khả năng để trả lời, “Ngã kim thừa Phật oai thần”, nhờ Phật gia trì. Không những nhờ Phật gia trì mà còn mong nhờ sự gia trì của Phổ Hiền Bồ Tát. “Cập đại sĩ chi lực”, chữ đại sĩ này chỉ Phổ Hiền Bồ Tát, trí huệ và đạo lực của Phổ Hiền Bồ Tát cũng chẳng thể nghĩ bàn. Chư Phật gia trì, Phổ Hiền Bồ Tát cũng gia trì, “lược thuyết địa ngục danh hiệu” sau đó báo cáo cho đại chúng về việc này. Chúng ta phải khiêm nhường, người hiện nay thật rất thích xa vời, viễn vông, tất cả đều muốn sáng tạo, làm mới. Nói chư vị thánh nhân thế gian và xuất thế gian đều chẳng có sáng kiến, chẳng có sáng tạo. Khổng Lão Phu Tử nói cả đời Ngài giảng học thuật mà không sáng tác (thuật nhi bất tác), Ngài chẳng có sáng tác, những gì Ngài nói đều là lời dạy của cổ thánh tiên hiền, Ngài chẳng có sáng tác gì mới mẻ. Đức Phật Thích Ca nói với chúng ta, cả đời Ngài, hết thảy pháp Ngài giảng trong bốn mươi chín năm đều chẳng phải lời của riêng Ngài, tự mình Ngài chẳng sáng tác ra mà nói, đều là thuật lại lời của cổ Phật. Thế nên Ngài nói rằng Ngài chưa từng nói một câu pháp, hết thảy đều là lời của cổ Phật đã nói, chẳng có câu nào là ý riêng của Ngài cả. Khổng Lão Phu Tử chỉ thuật lại chứ không sáng tác, đức Phật Thích Ca cũng thuật mà không tác. Chúng ta là lớp người đời sau, người đời sau có sáng tác! Thật là phi thường. Thế nên những điển tịch của đức Phật Thích Ca chẳng có bản quyền, đều là của người khác, chẳng phải của mình, Ngài làm sao có bản quyền cho được? Người đời nay thật là phi thường, tự mình có sáng tác, có bản quyền. Chúng ta phải học tập, học cho chắc thật; thái độ học tập của Thế Tôn và Khổng Lão Phu Tử rất đúng đắn, như vậy mới tương ứng với tâm tánh, tương ứng với tánh đức, cho nên quý Ngài xử sự, đãi người, tiếp vật đều vô cùng khiêm nhường. Khổng Tử biểu hiện tự ty và tôn trọng người khác, chúng ta đọc trong sách thấy Khổng Tử đối với kẻ bần cùng hạ tiện cũng rất tôn kính, chẳng dám khinh mạn. Đâu có bao giờ nói tự mình cảm thấy cao quý tự đại, coi thường kẻ khác, chúng ta chẳng thấy trong cả đời hành nghị của Khổng Tử. Đức Phật thì chẳng cần phải nói nữa.

Cống cao ngã mạn là đại phiền não, chỉ cần có tâm niệm này thì Phật pháp một phần cũng chẳng thâm nhập được; đó là chướng ngại, tự mình chướng ngại cho mình. Tham-sân-si-mạn-nghi, sau đó là ác kiến, tức là “thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến, tà kiến”, hợp lại gọi là ác kiến, sáu phiền não căn bản tức là những thứ này. Sáu thứ phiền não căn bản là chướng ngại lớn nhất, tại sao chúng ta học Phật không thể khế nhập? Chúng ta đọc kinh tại sao không thể khai ngộ? Chẳng biết tự mình có sáu thứ chướng ngại này, chẳng biết. Trong sáu thứ chướng ngại này mà bạn có một thứ thì bạn chẳng thể thấy đạo, đừng nói là chứng đạo, thấy cũng thấy không được. Diệt trừ hết sáu chướng ngại này thì bạn mới thấy đạo vị. Thế nên chúng ta muốn đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp, không đoạn trừ sáu chướng ngại này thì làm sao được? Thực sự đoạn trừ, trong Niệm Phật Đường, vị đường chủ thường thường nhắc đại chúng “buông xuống hết thảy thân tâm thế giới”, [buông xuống được tức là] sáu thứ này cũng xả bỏ hết, sáu thứ này chính là thân tâm thế giới, không buông xuống thì không được!

- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment