Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 80
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Cho nên tu tập chú trọng công phu. Thế nào là công phu? Chẳng phải ta đọc bao nhiêu bộ kinh, ta đọc bao nhiêu danh hiệu Phật, không phải như thế, đây không phải là công phu. Công phu là gì? Đây là phương pháp. Dùng những phương pháp này thành tựu công phu của quí vị. Công phu nghĩa là buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt, buông bỏ khởi tâm động niệm, gọi đó là công phu. Khó quá!
Ngày nay chúng ta sử dụng phương pháp trì danh niệm Phật, đây cũng là pháp môn. Dùng pháp môn này thành tựu công phu của chính mình. Đầu tiên chúng ta niệm để buông chấp trước. Phương pháp nay hay quá, chỉ chấp trước A Di Đà Phật. Quí vị xem, trong kinh nói, “chấp trì danh hiệu”. Chấp chính là chấp trước, trì là bảo trì, không cho nó mất. Chấp trì danh hiệu này, còn những thứ khác buông bỏ hết đừng chấp trước. Dùng một chấp trước để buông bỏ tất cả chấp trước. Bởi vì bảo quí vị buông bỏ hết tất cả chấp trước, không dễ dàng gì, khó có thể làm được, luôn luôn phải chấp trước. Đây là pháp phương tiện. Trong vô lượng pháp môn đây là pháp môn số một. Dùng câu Phật hiệu này, bởi câu Phật hiệu này thật sự rất hay, trong tất cả thời, tất cả xứ đều có thể niệm được, không bị trói buộc vào bất cứ hình thức nào. Niệm tiếng lớn, niệm tiếng nhỏ, niệm thành tiếng hay mặc niệm đều được hết, niệm trong tâm cũng được. Quí vị xem, rất dễ!
Mục đích ở đâu? Dùng một niệm để gạt bỏ tất cả vọng niệm. Nếu ta niệm câu Phật hiệu này, vẫn còn xen lẫn tạp niệm khác, thì công phu niệm Phật của quí vị bị phá hoại hết rồi. Như vậy là công phu không đắc lực.
Hôm qua có người hỏi tôi: Niệm Phật mà tạp niệm nhiều quá, dùng phương pháp nào để gạt bỏ tạp niệm? Công phu không đắc lực! Nếu công phu đắc lực thì sẽ ít tạp niệm.
Điều này liên quan đến tín nguyện. Nếu thật sự phát nguyện: đời nay buông bỏ hết tất cả, chỉ hướng đến một mục tiêu, cầu sanh tịnh độ, thấy được đức Phật A Di Đà. Nếu quí vị chỉ đơn thuần có một mục tiêu như vậy, một phương hướng như vậy, thì những thứ khác tự nhiên sẽ buông bỏ hết.
Nếu nghĩ rằng, tôi muốn ở thế gian này làm cái này làm cái khác, thì vọng niệm của quí vị rất nhiều. Đến khi nào mới có thể đạt được tâm thanh tịnh? Sự thật này chúng ta chẳng thể không biết.
Trong kinh Vô Lượng Thọ đức Phật dạy chúng ta: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Ngài đem phương pháp cầu sanh về thế giới cực lạc, thân cận đức Phật A Di Đà xếp vào vị trí số một, chứ không nói về những điều khác. Vì sao? Bởi chỉ có sự thành tựu này mới gọi là thành tựu viên mãn.Vãng sanh, phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng là chân thật thành tựu viên mãn. Vì sao? Bởi đến thế giới cực lạc là địa vị Bồ tát A Duy Việt Trí.
Chúng sanh khổ, chúng sanh có nạn. Ai đến cứu họ? Đây là việc làm của chư Phật Bồ tát. Chúng ta là Phật, Bồ tát chăng? Không phải. Vì sao? Bởi chư Phật Bồ tát không có vọng tưởng.
Tập 80
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Cho nên tu tập chú trọng công phu. Thế nào là công phu? Chẳng phải ta đọc bao nhiêu bộ kinh, ta đọc bao nhiêu danh hiệu Phật, không phải như thế, đây không phải là công phu. Công phu là gì? Đây là phương pháp. Dùng những phương pháp này thành tựu công phu của quí vị. Công phu nghĩa là buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt, buông bỏ khởi tâm động niệm, gọi đó là công phu. Khó quá!
Ngày nay chúng ta sử dụng phương pháp trì danh niệm Phật, đây cũng là pháp môn. Dùng pháp môn này thành tựu công phu của chính mình. Đầu tiên chúng ta niệm để buông chấp trước. Phương pháp nay hay quá, chỉ chấp trước A Di Đà Phật. Quí vị xem, trong kinh nói, “chấp trì danh hiệu”. Chấp chính là chấp trước, trì là bảo trì, không cho nó mất. Chấp trì danh hiệu này, còn những thứ khác buông bỏ hết đừng chấp trước. Dùng một chấp trước để buông bỏ tất cả chấp trước. Bởi vì bảo quí vị buông bỏ hết tất cả chấp trước, không dễ dàng gì, khó có thể làm được, luôn luôn phải chấp trước. Đây là pháp phương tiện. Trong vô lượng pháp môn đây là pháp môn số một. Dùng câu Phật hiệu này, bởi câu Phật hiệu này thật sự rất hay, trong tất cả thời, tất cả xứ đều có thể niệm được, không bị trói buộc vào bất cứ hình thức nào. Niệm tiếng lớn, niệm tiếng nhỏ, niệm thành tiếng hay mặc niệm đều được hết, niệm trong tâm cũng được. Quí vị xem, rất dễ!
Mục đích ở đâu? Dùng một niệm để gạt bỏ tất cả vọng niệm. Nếu ta niệm câu Phật hiệu này, vẫn còn xen lẫn tạp niệm khác, thì công phu niệm Phật của quí vị bị phá hoại hết rồi. Như vậy là công phu không đắc lực.
Hôm qua có người hỏi tôi: Niệm Phật mà tạp niệm nhiều quá, dùng phương pháp nào để gạt bỏ tạp niệm? Công phu không đắc lực! Nếu công phu đắc lực thì sẽ ít tạp niệm.
Điều này liên quan đến tín nguyện. Nếu thật sự phát nguyện: đời nay buông bỏ hết tất cả, chỉ hướng đến một mục tiêu, cầu sanh tịnh độ, thấy được đức Phật A Di Đà. Nếu quí vị chỉ đơn thuần có một mục tiêu như vậy, một phương hướng như vậy, thì những thứ khác tự nhiên sẽ buông bỏ hết.
Nếu nghĩ rằng, tôi muốn ở thế gian này làm cái này làm cái khác, thì vọng niệm của quí vị rất nhiều. Đến khi nào mới có thể đạt được tâm thanh tịnh? Sự thật này chúng ta chẳng thể không biết.
Trong kinh Vô Lượng Thọ đức Phật dạy chúng ta: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Ngài đem phương pháp cầu sanh về thế giới cực lạc, thân cận đức Phật A Di Đà xếp vào vị trí số một, chứ không nói về những điều khác. Vì sao? Bởi chỉ có sự thành tựu này mới gọi là thành tựu viên mãn.Vãng sanh, phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, cũng là chân thật thành tựu viên mãn. Vì sao? Bởi đến thế giới cực lạc là địa vị Bồ tát A Duy Việt Trí.
Chúng sanh khổ, chúng sanh có nạn. Ai đến cứu họ? Đây là việc làm của chư Phật Bồ tát. Chúng ta là Phật, Bồ tát chăng? Không phải. Vì sao? Bởi chư Phật Bồ tát không có vọng tưởng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments