Chúng ta vẫn sống trong tập khí phiền não như cũ, như vậy làm sao thành tựu được .vì không giác ngộ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 476
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Thế nên trong kinh thường nói: “Bồ Tát sở tại chi xứ, linh nhất thiết chúng sanh sanh hoan hỷ tâm”. Thiện nhân sanh tâm hoan hỷ, ác nhân cũng sanh tâm hoan hỷ, đây gọi là công phu thành tựu. Bồ Tát làm mô phạm cho chúng ta, người này thích, nhìn thấy chúng ta liền hoan hỷ. Chúng ta tiếp xúc nhiều với họ, giảng kinh thuyết pháp cho họ. Nếu người này không thích khi thấy chúng ta, chúng ta nên tránh họ. Không nên để họ tránh mình, mình nên tránh họ, khiến họ từ từ cảm ngộ, quay đầu, lấy đức cảm hóa người. Lấy đức hạnh thành tựu vô lượng công đức của chúng ta. Công đức này giúp chúng ta liễu sanh tử, xuất tam giới, chứng bồ đề.
Nếu chúng ta nhìn thấy thích, hợp tình ý_hoan hỷ, không hợp tình ý_ghét. Đây hoàn toàn là phàm phu, ngày ngày học kinh giáo cũng vô ích, vì sao? Vì không cảm ứng với tâm hành của chúng ta, chúng ta vẫn sống trong tập khí phiền não như cũ, như vậy làm sao thành tựu được? Người thật sự thành tựu, nhất định phải tương ưng với tứ đức trong Hoàn Nguyên Quán. Tứ đức này là nguyên tắc chung, cương lĩnh chung, nó bao hoàn toàn bộ giới luật .
Đầu tiên dạy chúng ta: “Tùy duyên diệu dụng”. Tùy duyên chính là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Diệu dụng là không chấp tướng, chính là ở trước kinh này nói: vô trú, bất trước.
Vô trú là gì? Không để trong lòng, tâm sạch sẽ thanh tịnh, không nhiễm chút trần. Không chấp trước, không phân biệt, tâm quý vị từ chỗ này tạo nên, thanh lương tự tại. Đây gọi là công phu, gọi là chân công phu, biết tu hành. Không biết tu hành, bên ngoài gió thổi cây động, bản thân cũng không chịu được. Người ta khen ngợi vài câu liền vô cùng hoan hỷ, người khác hủy báng lại buồn phiền không biết bao nhiêu ngày. Như vậy sao được? Tất cả đều bị cảnh giới xoay chuyển.
Trong kinh Phật thường dạy Chư Bồ Tát: “nếu chuyển được cảnh, tức đồng với Như Lai”, chuyển cảnh giới như thế nào? Không bị cảnh giới chuyển, tức là quý vị chuyển cảnh giới. Nói cách khác, không phải nó chuyển chúng ta chính là chúng ta chuyển nó, nó chuyển không được chúng ta liền bị chúng ta chuyển. Đây đều xem định công của mỗi người, xem sức nhẫn nại của mỗi người_nhẫn nhục ba la mật. Nên phải thường nghĩ đến hoa sen, nhìn thấy liên hoa, nhìn thấy hoa sen, cao quý giống như hoa sen vậy. Không trú không chấp trước, nên xa lìa nhiễm ô. Không trú không chấp trước mới có thể rời ô nhiễm.


Vì sao không tinh tấn tu hành? Vì sao gây ra những thiên tai này? Chúng ta oán hận một người, quý vị có nghĩ đến chăng, họ sẽ lấy oán hận đến báo thù chúng ta, đây gọi là oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt. Quý vị nghĩ xem như vậy đáng thương biết mấy, đau khổ biết mấy, vì không giác ngộ! Thật sự giác ngộ, tôi hy vọng trong đời này của tôi, bỏ qua hết tất cả những ân oán này. Người khác hại tôi, tôi tiếp nhận, và dùng chân thành, sám hối, cảm ân để hóa giải sự việc này. Người khác gia hại, tôi tiếp nhận, vĩnh viễn hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Đem tâm báo thù_lúc nãy nói: Oán hận não nộ phiền, bỏ qua tất cả. Ở trong cảnh giới tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, công phu chân thật! Không có cảnh giới này, làm sao biết được tâm quý vị thanh tịnh? Làm sao biết được công phu tu hành của quý vị nâng cao? Quý vị không nhận ra được, lại tự cho rằng mình rất đáng nễ, cảnh giới vừa hiện tiền, tập khí phiền não lại hiện ra tất cả. Điều này chứng tỏ quý vị không có chút công phu nào.
Trong khi tôi giảng dạy cũng trình bày rất nhiều lần, phải tu như thế nào? Ngày ngày đọc kinh cũng vô dụng, ngày ngày giảng kinh cũng vô dụng. Đem những gì nghe được, những gì nói ra, tất cả đều thực hiện trong cuộc sống, chuyển cảnh giới, rất hữu ích. Đó gọi là chân tu, đó mới gọi là thật đệ tử Phật. Dù thiên tai có lớn đến trước mặt cũng đều hóa giải hết, không còn nữa. Dù oán hận lớn bao nhiêu đến trước mặt chúng ta, trí tuệ hiện tiền, nó lập tức chuyển ngay, biến thành gì? Biến thành cảm ân, biến thành phản tỉnh.
Đến các bậc thánh nhân đều dạy chúng ta: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”, không dạy chúng ta đi tìm người khác. Người khác cái này không đúng, cái kia không đúng. Người khác đều đúng, đầu tiên quý vị phải thừa nhận điều này, người khác đều đúng, tôi không đúng. Quý vị mới được cứu! Tôi đều đúng, họ đều không đúng, vậy là xong, quý vị sẽ đối lập nhau từ đời này qua đời khác, oan oan tương báo không bao giờ dứt.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment