Phiền phức của chúng ta ngày nay là không có trí tuệ, những gì đạt được toàn là tri thức..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
3 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 263
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Như mặt trời phá trừ bóng tối, cho nên gọi là diệt trừ bóng tối các phiền não.
Chúng ta phải nghi nhớ điều này. Trí tuệ quan trọng biết bao. Phiền phức của chúng ta ngày nay là không có trí tuệ, khi sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, đạt được những gì? Là tri thức, không phải trí tuệ. Vì ta không có trí tuệ, cho nên những gì đạt được toàn là tri thức. Nếu như có trí tuệ, ta đạt được trí tuệ giống như chư Phật Bồ Tát, thấy được thật tướng các pháp, thành tựu công đức chân thật của việc độ chúng sanh.
Trí tuệ là gì? Là không khởi tâm không động niệm, không phân biệt không chấp trước chính là trí tuệ. Nếu còn khởi tâm động niệm, còn phân biệt chấp trước, hoàn toàn là tình thức đang làm chủ. Đó không phải công đức, Phật pháp gọi là phước đức. Phước đức không thể ra khỏi luân hồi, công đức có thể ra khỏi luân hồi. Công đức và phước đức khác nhau, người tu phước rất nhiều. Tu phước đến đâu để hưởng? Không nhất định. Ngoại trừ địa ngục A tỳ không có phước, ngoài ra đều có phước báo. Trong Phật pháp gọi đây là mãn nghiệp. Ta đầu thai đến bất kỳ đường nào gọi là dẫn nghiệp, dẫn dắt ta đến đường đó. Đây là nghiệp chúng ta tự tạo, phân thành hai loại lớn. Chúng ta đến được nhân gian, dẫn nghiệp của chúng ta tương đồng. Dẫn nghiệp này là gì? Là ngũ giới, trung phẩm thập thiện, dẫn dắt ta đến nhân gian. Nếu tu lục độ, tứ nhiếp pháp, đó là mãn nghiệp. Đến nhân gian giàu nghèo sang hèn không giống nhau, đây là thuộc về mãn nghiệp. Tuy mãn nghiệp không giống nhau, người hiểu Phật pháp có cách bù đắp. Trong đời quá khứ không tu tài bố thí, bây giờ có thể bù đắp. Trong đời quá khứ ít tu trí tuệ cũng có thể bù đắp. Thậm chí tượng mạo không đẹp, thân thể nhiều bệnh, tu bố thí vô úy cũng có thể bù đăp, quả thật không thể nghĩ bàn! Trong kinh điển Đức Phật dạy chúng ta, chúng ta học xong phải biết vận dụng. Áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, áp dụng trong công việc, trong xử sự đối nhân tiếp vật. Giàu có, thông minh trí tuệ, mạnh khỏe sống lâu, tất cả đều nhờ tu mà có, toàn là bố thí. Tu như thế nào? Tu bố thí, tu tài bố thí, tu pháp bố thí, tu bố thí vô úy, càng thí càng nhiều. Đây là Phật dạy chúng ta về chánh kiến của bát nhã.

Tình hình của chúng ta hiện nay, vì có vô minh, có trần sa phiền não, có kiến tư phiền não, những thứ này là chướng ngại. Khiến thập nhãn vốn có của chúng ta, bây giờ chỉ còn lại nhục nhãn, ngoài ra đều không khởi tác dụng. Không phải không có, có nhưng tạm thời không khởi tác dụng. Khi nào giác ngộ, buông bỏ chướng ngại, ngũ nhãn và thập nhãn đều khôi phục như thường.
Do vô minh che lấp. Vô minh phiền não. Che lấp, giống như mắt mù, mắt mọc lên một chướng ngại rất dày, khiến ta không nhìn thấy. Đâu là ví như trần sa phiền não và kiến tư phiền não. Vọng cho là hôn mê mù quáng, sự hôn mê mù quáng của phàm phu không phải thật, chỉ cần phá bỏ chướng ngại nó liền khôi phục. Bây giờ đang sống trong sự hôm mê mù quáng, cho rằng Chư Phật Như Lai có Phật nhãn, cho rằng ngài có, chúng ta không có. Nhận mình là người mù, sai lầm này do mình, không do người khác. Phật quang phổ chiếu, khai tuệ nhãn vốn có trong tâm chúng sanh, diệt trừ bóng tối từ vô thỉ đến nay, cho nên gọi là khai vỉ chúng sanh. Đây là Phật đối với tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh này phải thêm vào hai chữ_chúng sanh có duyên, điều này rất quan trọng. Nhà Phật thường nói, Phật không độ người không có duyên. Ai là người có duyên, ai là người không có duyên? Chúng ta không thể không biết điều này. Nếu bằng lòng tiếp thu chính là có duyên, còn như cự tuyệt tiếp thu tức là không có duyên. Nhân duyên không phải ở chỗ Phật, mà ở chỗ mình. Thái độ tiếp thu của chúng ta không giống nhau, nhiệt tình tiếp thu không giống nhau, lý giải tiếp thu không giống nhau, lợi ích tiếp thu đương nhiên không giống nhau, khác nhau quá lớn. Tiếp thu như thế nào chúng ta mới đạt được lợi ích chân thật? Đại sư Ấn Quang nói rất hay, tâm chân thành cung kính, tín giải chấp trì sẽ đạt được. Quan trọng nhất là tâm chân thành cung kính, không những đối với Phật pháp, mà đối với pháp thế gian cũng như vậy. Học tập bất kỳ điều gì, có thể đạt đến cảnh giới ra sao, then chốt đều ở tâm chân thành cung kính. Không liên quan đến người khác, tất cả đều do mình. Đúng là một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích, hoàn toàn do mình quyết định. Phải biết, đối với người, đối với pháp, đối với tất cả cảnh duyên đều không liên quan. Không thể không hiểu đạo lý này.
Cấm kỵ nhất là thái độ hoài nghi, nếu có thêm thái độ phê bình, như vậy thì càng tệ. Thái độ hoài nghi còn được, chỉ là bản thân không được lợi ích. Phê bình tạo tội nghiệp, quả báo phải tự mình gánh chịu. Nếu như phê bình sai, tương lai bị quả báo là ngu si, bất luận đầu thai vào đường nào cũng bị ngu si, không có trí tuệ. Quý vị phải biết, ngu si rất dễ tạo nghiệp, tạo nghiệp thì không thể không chịu quả khổ trong ba đường ác, quý vị xem điều này rắc rối biết bao.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment