Bái sư nhưng không có theo Thầy học,những gì lão sư bảo chúng ta,chúng ta hoàn toàn gác sang một bên

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
Tinh tấn, tinh tấn nghĩa là ngày ngày đều cầu tiến bộ. Một môn thâm nhập, Pháp môn Vô lượng Thệ nguyện học, câu nói này không hề sai. Nhưng nhất định trước tiên phải Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn cái đã. Tu hành, nó cũng có thứ lớp của nó. Đầu tiên là đoạn phiền não, sau đó mới học đến pháp môn. Chúng ta là: Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu. Mục đích để làm gì? Để đoạn phiền não. Khi tất cả phiền não đều đã đoạn dứt rồi, bạn sẽ khai ngộ. Khai ngộ là như thế nào vậy ? Nghĩa là chẳng luận kinh giáo gì khi đặt trước mặt bạn, bạn đều hiểu được ý nghĩa trong đó. Chúng ta không những có thể xem hiểu mà còn thấy được chiều sâu trong đó. Đây gọi là khai ngộ, ngộ có tiểu ngộ, có đại ngộ. Có triệt ngộ tức là đại triệt đại ngộ. Đại triệt đại ngộ mới xem là kiến tánh, chính là thông đạt hết thảy kinh giáo. Bất luận kinh điển thuộc bộ nào, bạn xem rồi hoặc người khác đọc cho bạn nghe, chẳng câu nào là bạn không hiểu cả. Vả lại còn bao hàm cả vô lượng vô biên, vô cùng vô tận, ý nghĩa trong đó. Do đó, những tầng thứ này bạn cần phải biết.


Ngày nay chúng ta đọc kinh để nhằm: Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Dùng phương pháp này để đoạn phiền não chứ không phải để khai trí huệ. Sau khi đến Thế Giới Cực Lạc, chúng ta mới cầu trí huệ, vậy mới được. Nghe nhiều học rộng hãy để dành đến Thế Giới Cực Lạc. Trước mắt, bây giờ chúng ta cần phải tu định. Tích lũy công đức, trước hết là cầu sanh Tịnh Độ. Những điều còn lại cứ để sau hẵng nói. Nếu không những gì chúng ta tu đều là tà tri tà kiến, bằng không sẽ làm hư chuyện.
Lời của Tổ Sư nói một chút cũng không sai: Phiền não chưa đoạn, phải chuyên tu một môn thôi. Đoạn được phiền não rồi, mới có thể học rộng nghe nhiều. Cứ hãy nhìn vào sự dụng tâm tu học của một người, lúc chưa thành danh thì còn khiêm tốn, đến khi có tiếng rồi thì cống cao ngã mạn, chẳng coi ai ra gì. Tại sao như vậy? Bởi vì thứ họ học được quá nhiều, học cao hiểu rộng. Càng học nhiều bao nhiêu, phiền não càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Đến sau cùng, chẳng việc nào thành việc nào, trái lại còn chướng ngại bạn vãng sanh. Duy chỉ có tinh tấn mới có thể đắc định. Định là đầu mối then chốt, huệ là mục đích. Cuối cùng là trí huệ Bát Nhã, chúng ta cũng nên dựa vào cái tiêu chuẩn này kiên cố không lùi. Câu này nói rất rõ ràng, rất rành mạch, vừa xem là hiểu ngay, thật quan trọng vô cùng. Con người luôn cần phải khiêm hư, mãi luôn phải cung kính.
Người xưa có nói: Học vấn càng thâm sâu thì tâm ý càng bình lặng. Tức là càng phải khiêm tốn, chứ chẳng ai nói càng học cao thì càng nên ngã mạn cả. Con mắt càng ngày càng chạy lên đỉnh đầu, chẳng còn thấy ai nữa, đó là phiền não, chứ không phải trí huệ. Như thế coi như đi sai đường hoàn toàn rồi ! Chuyện này chúng ta phải nên biết. Loại người này xã hội bây giờ có rất nhiều, chúng ta đụng phải họ chỉ có thể cung kính tán thán, rồi mau chóng cách xa một chút, đừng cùng họ kết oán thù.


Đây là điều chư vị tại gia đồng học tu Tịnh Độ tông của chúng ta phải nghiêm khắc chấp hành. Tam qui, ngũ giới, thập thiện, phải dùng nghiêm trì giới luật để đối trị. Bởi vì quí vị không giữ được tam quy, ngũ giới, thập thiện, thì niệm Phật có vãng sanh được không? Thật lòng mà nói: không thể vãng sanh. Nói bạn có thể vãng sanh, có thể vãng sanh, đó chính là lời khích lệ, không phải thật. Thầy Lý nói lời chân thật với chúng ta. Quí vị xem, bạn bè trong Liên Xã của Đài Trung là học trò của thầy, theo Thầy Lý đã mấy mươi năm rồi, Thầy Lý sáng lập ra Liên Xã tại Đài Trung đến lúc vãng sanh 38 năm, theo thầy thời gian dài như vậy, có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh. Ngày ngày được thầy giáo huấn, nhưng nhận sự giáo huấn rồi không tu, không làm. Ngày ngày giảng, ngày ngày nghe, thầy có thể nói, nhưng họ làm không được, vẫn còn tham sân si, vậy thì còn cách gì? Những pháp đối trị này, Thầy Lý 38 năm không biết đã giảng bao nhiêu lần rồi. Tôi ở Đài Trung mười năm, nghe không những chỉ vài lần. Quí vị không làm thì chẳng còn cách gì cả. Thầy chỉ có thể khuyên quí vị, nghe hiểu hay không hiểu là việc của quí vị. Sau khi nghe rồi chịu làm hay không, cũng là việc của quí vị, không liên quan gì đến Thầy giáo, không liên quan đến Phật Bồ Tát. Cuối cùng tự làm tự chịu. Thế giới ngày này nói dân chủ, cởi mở, tự do, không ai có thể can thiệp đến ai, cha mẹ không thể dạy con cái, nó không tiếp nhận; thầy giáo không thể dạy học trò, đây là thế giới gì vậy? Đem so sánh với thời xưa thì bất thường! Khác thường đến 180 độ. Đó gọi là lòng người hư rồi. Cho nên chiêu cảm tai nạn lớn. Toàn nhân loại tồn vong trên trái đất, thời khắc cuối cùng, người biết quay đầu vẫn còn cứu được. Người không biết quay đầu thì thật sự theo nghiệp mà đi, đành chịu vậy.
Đầu tiên chúng ta hiểu rồi phải cứu bản thân, cứu bản thân rồi mới có thể giúp người khác. Bản thân cứu không nổi, làm sao có thể giúp đỡ người khác.
Nói đến Tam qui, Ngũ giới, Thập thiện, chúng ta đào lại gốc rễ của nó, đó là gì? Là Đệ tử quy, Cảm ứng thiên, Thập thiện nghiệp. Đây là căn bản của căn bản.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment