Chúng ta không hoàn toàn nương tựa A Di Đà Phật, thì phải nghe kinh .Chúng ta đừng làm sai việc...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 135 - 125
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Nếu như ý niệm bất thiện nhiều, bây giờ một hơi hít không vào, ý niệm bất thiện sẽ dẫn chúng ta đến ba đường ác, rất đáng sợ Chúng ta không hoàn toàn nương tựa A Di Đà Phật, thì phải nghe kinh cho rõ ràng, nghe cho thấu suốt, chúng ta đừng làm sai việc.

nhưng do vô minh phiền não chưa phá, nên còn kém một bậc. Những đạo lý này chúng ta đều hiểu rất rõ ràng, cũng hiểu phương pháp tu học, nhưng chẳng thật sự hành. Rất mong thật sự hành, nhưng nói chung là làm chẳng giống, nguyên nhân ở chỗ nào? Tập khí phiền não quá nặng. Các khoa học gia nói đến tiềm ý thức (tiềm thức, subconcious), họ chia ý thức thành hai loại. Một loại là rõ rệt, tức hiển ý thức (consciousness), chúng ta nhận biết loại này. Chúng ta khởi tâm động niệm, nghĩ tới điều gì đó. Đấy là ý thức rất rõ rệt. Tiềm ý thức thì chính mình chẳng biết, nhưng nó thường khởi tác dụng. Ví như chính mình chẳng suy nghĩ, bỗng dưng có một ấn tượng hiện tiền. Ấn tượng quá sâu, chẳng nghĩ tới mà nó cũng hiện tiền. Nhiều người thuở trước sống trong thời đại chiến tranh, ý niệm và ký ức rất sâu, đêm thường nằm mộng thấy đang ở trong thời xảy ra chiến tranh, gần như là Đệ Nhị Thế Chiến vẫn chưa kết thúc. Chẳng nghĩ tới nó, mà nó vẫn hiển hiện, đó là gì? Thuộc về tiềm ý thức, nó khởi tác dụng, rất đáng sợ!

Chúng ta huấn luyện những thứ thuộc về tiềm ý thức trên đây, thay đổi những thứ bất thiện, khiến cho khởi tâm động niệm của chúng ta đều là Phật, Bồ Tát, khởi tâm động niệm đều là thế giới Cực Lạc, chắc chắn sẽ vãng sanh. Quả thật là bất tri bất giác, chẳng cố ý nghĩ tới các Ngài, nhưng Phật, Bồ Tát thường hiện tiền, lũ bình phàm chúng ta thường nói là “ở trong đầu óc”, chính quý vị biết rất rõ, người khác chẳng biết. Cách nói này cũng chẳng sâu lắm, ai nấy đều hiểu được. Chuyện này là thật, chẳng giả. Cũng có thể nói là trong ký ức của chúng ta, ký ức thuộc về tiềm ý thức, tức A Lại Da Thức ghi lại ấn tượng rất sâu đậm, chẳng có cách nào diệt trừ. Nó khởi tác dụng, dẫn dắt quý vị. Những ảnh hưởng bất thiện sẽ gây ảnh hưởng, khiến cho quý vị bất tri bất giác làm những chuyện bất thiện, chẳng phải là quý vị muốn làm, thế mà vẫn làm. Đó là tiềm ý thức phát sanh sức mạnh. Hiểu đạo lý này, liễu giải sự thật này, chúng ta rèn luyện chính mình trong cuộc sống là chuyện quan trọng hơn bất cứ điều gì khác! Hãy nên thời thời khắc khắc ghi sâu ấn tượng về Phật trong A Lại Da. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta “ức Phật, niệm Phật”. “Ức” (憶) là nghĩ, trong tâm tưởng Phật, miệng niệm Phật, “hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật”. Hiện tiền sẽ thấy trong Định, hoặc thấy trong mộng, tương lai vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ chẳng còn lìa khỏi Phật. Do vậy có thể biết: Đại sự bậc nhất đối với người tu hành là phải biến đổi ký ức trong A Lại Da thành A Di Đà Phật. Đối với bất luận thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên trong quá khứ, đều phải dùng A Di Đà Phật, dùng kinh Vô Lượng Thọ để thay thế nó. Cũng vì những ấn tượng trong quá khứ quá sâu, duyên quá sâu, nay chúng ta phải làm cho ấn tượng về Phật, về kinh Vô Lượng Thọ, về A Di Đà Phật sâu đậm hơn. Mỗi ngày đều làm việc này, thật sự niệm Phật, trong tâm quý vị thật sự có Phật. Phật ở trong tâm quý vị, đó mới đại sự bậc nhất trong một đời này. Tu thành công đại sự này, xin chúc mừng quý vị, quý vị đã thoát ly lục đạo luân hồi, thoát ly mười pháp giới, nhất định vãng sanh Tịnh Độ. Đó là ý nghĩa thứ nhất.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment