Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 414
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Vì vậy “nghe pháp hoan hỉ, tức thời liền phát tâm bồ đề”, câu nói này vô cùng quan trọng. Bồ đề tâm của chúng ta chưa phát ra, nghe pháp nghe không lọt. Nguyên nhân thực sự là đây vậy. Nghe không lọt phải làm sao? Nghe nhiều, đọc nhiều. Lời cổ nhân nói không phải là lời nói chơi, lời lời đều là lời nói thật. Nói với chúng ta: “đọc sách ngàn lần, nghĩa nó tự thấy”. Chứng tỏ số lần đọc sách của chúng ta chưa đủ. Không ngừng lặp lại đó là chân lý của việc học, nghe dạy cũng như vậy.
Đời Đường Đạo Tuyên luật sư, vị này chuyên học giới luật, Tổ sư đời thứ nhất của Luật Tông Trung Quốc. Ngài nghe Tứ Phần Luật nghe hai mươi lần. Phân lượng của Tứ Phần Luật rất lớn, sách đóng buộc chỉ chồng lại cao như thế này, tôi có một bộ, hiện đang để ở Úc châu. Chúng tôi cũng in ra để phát hành. In ra đóng bìa cứng dày như vầy, bốn quyển, giảng một lần cũng không dễ. Chúng ta nghĩ đến, Ngài nghe hai mươi lần, tuyệt đối không phải cùng một nơi giảng, nơi nào có người giảng Tứ Phần Luật, Ngài liền đến nơi đó nghe, trước sau nghe đến hai mươi lần.
Tôi cũng từng nói với chư vị đồng học, Thầy Lý ở Đài Trung tổ chức hội thảo đại học và cao đẳng Phật học, bản thân Thầy biên tập một giáo trình Phật Học Thập Tứ Giảng, đó chính là Phật Học Khái Luận, hoàn toàn dùng biểu đồ minh họa. Tôi nghe 11 lần, mỗi khóa Ông giảng giáo trình này tôi đều nghe từ đầu đến cuối, chứng tỏ hội thảo đại học cao đẳng Phật học tôi tham gia đến 11 lần, lần thứ 12 tôi ra nước ngoài, rời Đài Loan rồi. Số lần nghe nhiều rồi thì quen thuộc. Tuy nói chưa được định, chưa khai ngộ, nhưng cổ nhân Trung Quốc nói: “thục năng sinh xảo”. Tôi dùng bộ đại cương của thầy giáo để giảng môn học đó, không thể giảng đến 100% như thầy giáo, tôi có thể nói tôi giảng đến 95%, thính chúng đều thừa nhận, không quen thì làm sao mà được? Vì thế ngày nay người ta đi học phạm cái lỗi rất lớn, đó đều là nóng nảy hời hợt. Nghe một lần, hai lần đã cảm thấy khá lắm rồi, nghe ba lần nói “cái này tôi nghe qua ba lần rồi”, quí vị so với cổ nhân thua xa lắm. Cổ nhân thì sao? Cổ nhân muốn nghe ba ngàn lần, quí vị ba lần đáng là gì? Quí vị làm sao mà sánh với người ta được? Ba ngàn lần thông thường mà nói, khai ngộ rồi. Không thể đại triệt đại ngộ, họ phải đến giai đoạn đại ngộ. Quí vị nghĩ xem, ba ngàn lần tâm của họ đã định rồi, tức là nói họ đạt được tam muội rồi, đạt đến tam muội, nhất định có khai ngộ. Ngộ có đại ngộ, có triệt ngộ. Triệt ngộ là minh tâm kiến tánh. Đại ngộ là đối với giáo lý giáo nghĩa thông đạt rồi. Giáo lý không thể thông đạt, nhưng giáo nghĩa chắc chắn thông đạt rồi. Nghĩa là gì? Những sở học của quí vị về một tông một phái, các điều này đều thông hiểu rồi, quí vị đều không còn trở ngại. Cho nên thực sự bồ đề tâm chưa phát ra, chúng ta nên biết số lần học tập của chúng ta chưa đủ. Vì sao không phát tâm bồ đề? Vậy thì tiếp tục nổ lực, vạn duyên nên buông hết, họ thực sự sẽ thành công.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Vì vậy “nghe pháp hoan hỉ, tức thời liền phát tâm bồ đề”, câu nói này vô cùng quan trọng. Bồ đề tâm của chúng ta chưa phát ra, nghe pháp nghe không lọt. Nguyên nhân thực sự là đây vậy. Nghe không lọt phải làm sao? Nghe nhiều, đọc nhiều. Lời cổ nhân nói không phải là lời nói chơi, lời lời đều là lời nói thật. Nói với chúng ta: “đọc sách ngàn lần, nghĩa nó tự thấy”. Chứng tỏ số lần đọc sách của chúng ta chưa đủ. Không ngừng lặp lại đó là chân lý của việc học, nghe dạy cũng như vậy.
Đời Đường Đạo Tuyên luật sư, vị này chuyên học giới luật, Tổ sư đời thứ nhất của Luật Tông Trung Quốc. Ngài nghe Tứ Phần Luật nghe hai mươi lần. Phân lượng của Tứ Phần Luật rất lớn, sách đóng buộc chỉ chồng lại cao như thế này, tôi có một bộ, hiện đang để ở Úc châu. Chúng tôi cũng in ra để phát hành. In ra đóng bìa cứng dày như vầy, bốn quyển, giảng một lần cũng không dễ. Chúng ta nghĩ đến, Ngài nghe hai mươi lần, tuyệt đối không phải cùng một nơi giảng, nơi nào có người giảng Tứ Phần Luật, Ngài liền đến nơi đó nghe, trước sau nghe đến hai mươi lần.
Tôi cũng từng nói với chư vị đồng học, Thầy Lý ở Đài Trung tổ chức hội thảo đại học và cao đẳng Phật học, bản thân Thầy biên tập một giáo trình Phật Học Thập Tứ Giảng, đó chính là Phật Học Khái Luận, hoàn toàn dùng biểu đồ minh họa. Tôi nghe 11 lần, mỗi khóa Ông giảng giáo trình này tôi đều nghe từ đầu đến cuối, chứng tỏ hội thảo đại học cao đẳng Phật học tôi tham gia đến 11 lần, lần thứ 12 tôi ra nước ngoài, rời Đài Loan rồi. Số lần nghe nhiều rồi thì quen thuộc. Tuy nói chưa được định, chưa khai ngộ, nhưng cổ nhân Trung Quốc nói: “thục năng sinh xảo”. Tôi dùng bộ đại cương của thầy giáo để giảng môn học đó, không thể giảng đến 100% như thầy giáo, tôi có thể nói tôi giảng đến 95%, thính chúng đều thừa nhận, không quen thì làm sao mà được? Vì thế ngày nay người ta đi học phạm cái lỗi rất lớn, đó đều là nóng nảy hời hợt. Nghe một lần, hai lần đã cảm thấy khá lắm rồi, nghe ba lần nói “cái này tôi nghe qua ba lần rồi”, quí vị so với cổ nhân thua xa lắm. Cổ nhân thì sao? Cổ nhân muốn nghe ba ngàn lần, quí vị ba lần đáng là gì? Quí vị làm sao mà sánh với người ta được? Ba ngàn lần thông thường mà nói, khai ngộ rồi. Không thể đại triệt đại ngộ, họ phải đến giai đoạn đại ngộ. Quí vị nghĩ xem, ba ngàn lần tâm của họ đã định rồi, tức là nói họ đạt được tam muội rồi, đạt đến tam muội, nhất định có khai ngộ. Ngộ có đại ngộ, có triệt ngộ. Triệt ngộ là minh tâm kiến tánh. Đại ngộ là đối với giáo lý giáo nghĩa thông đạt rồi. Giáo lý không thể thông đạt, nhưng giáo nghĩa chắc chắn thông đạt rồi. Nghĩa là gì? Những sở học của quí vị về một tông một phái, các điều này đều thông hiểu rồi, quí vị đều không còn trở ngại. Cho nên thực sự bồ đề tâm chưa phát ra, chúng ta nên biết số lần học tập của chúng ta chưa đủ. Vì sao không phát tâm bồ đề? Vậy thì tiếp tục nổ lực, vạn duyên nên buông hết, họ thực sự sẽ thành công.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments