Người và người sống chung với nhau thì phiền não tập khí nặng nhất vẫn là ngạo mạn..Là đại phiền não

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 346)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không


Người và người sống chung với nhau thì phiền não tập khí nặng nhất vẫn là ngạo mạn. Thật không ngờ ngạo mạn là đại phiền não. Sau tham sân si chính là mạn thì bạn hiểu được nó nghiêm trọng cỡ nào. Bất luận là thế pháp hay Phật pháp vì sao con người học không tốt? Chính là ngạo mạn đã làm chướng ngại. Khổng Tử đã nói rất hay, ví như một người có tài hoa như Chu Công, Chu Công là Thánh nhân, là người mà cả đời Khổng Tử bội phục nhất, cũng thường tán thán. Ví dụ có một người có tài hoa như Chu Công nhưng người đó có một tật xấu là kiêu ngạo, bủn xỉn keo kiệt. Người đó ngạo mạn, lại keo kiệt thì Phu Tử nói “những thứ khác không cần bàn đến nữa”, người này là giả không phải là thật. Chu Công có ngạo mạn, keo kiệt hay không? Không có. Phật pháp là phải siêu vượt sanh tử luân hồi, nên phải đoạn phiền não ngạo mạn này. Nhà Nho không nói siêu vượt lục đạo, cho nên họ không nói phải đoạn ngạo mạn, nhưng họ đã đưa ra một sự cảnh báo nghiêm trọng. Bạn xem ở trong Lễ Ký nói “ngạo bất khả trưởng”, ai cũng ngạo mạn, phiền não này là vốn sẵn tính trời cho, không phải là do học mà có. Thứ bạn mang theo từ nhiều đời nhiều kiếp được gọi là phiền não sẵn có, chỉ cần là chúng sanh thì đều có tập khí ngạo mạn này. Chúng ta hy vọng có thể chế phục ngạo mạn, không để nó tăng trưởng.

Nhà Nho dạy người “dục bất khả túng, ngạo bất khả trưởng”, học hành tu đạo, thành tích thật sự thì nhìn từ chỗ nào? Ở tâm bình khí hòa. Người xưa nói “học vấn thâm thời ý khí bình” (người học vấn thâm sâu thì tính khí bình lặng), bạn tu hành có công phu thì nhất định sẽ rất hòa khí với người khác, thông thường chúng ta gọi là không nóng tính. Nếu tính nóng rất lớn, thường hay nổi cơn giận dữ thì người đó không có đạo tâm, con người đó không có tu hành, con người đó cũng không có học vấn, việc này nhất định phải hiểu. Học vấn và học thức là hai sự việc, trong học vấn có đạo đức, trong học thức thì không nhất định phải có đạo đức. Dù họ học được rất nhiều thứ, cũng không nhất định là họ có đạo đức, nhưng trong học vấn thì có đạo đức. Cho nên người chân thật có học vấn thì tâm bình khí hòa. Vậy thì việc tu đạo học Phật càng không cần phải nói nữa. Bạn xem trong kinh Phật thường nói “nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, cho nên việc bạn tức giận, nổi giận với người khác, đối phương bị tổn hại ít. Tôi thường nói là bạn hại người ta nhiều nhất là ba phần, hại chính mình thì đến bảy phần, các vị đều không tính đến chuyện này. Tính toán chuyện này rồi thì việc này không có lợi, bản thân chúng ta bị tổn thất quá lớn, chúng ta tổn thất bảy phần họ thì mới tổn thất có ba phần. Nếu bạn thật sự đã nghĩ thông rồi, hiểu rõ chân tướng sự thật rồi thì bạn sẽ không nổi giận nữa. Cho nên phải bồi dưỡng [điều này], bất luận là vào lúc nào thì đối với người đối việc đối vật cũng đều là một lòng hòa khí. Khẳng định tánh người vốn thiện, việc này vô cùng vô cùng quan trọng. Khẳng định người người đều có Phật tánh, chúng ta phải dùng tâm thái này để đối đãi với hết thảy chúng sanh. Họ đều có Phật tánh, họ đều là bổn thiện, ngày nay họ làm ra hết thảy bất thiện là nhất thời mê hoặc. Cho nên chúng ta nhất định phải từ bản thân chính mình mà tu, việc này là quan trọng nhất.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment