Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 269
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Cư sĩ Lưu Tố Vân làm gương cho chúng ta thấy, chúng ta đã thấy. Bà có thể thành tựu, tôi tin quý vị cũng có thể thành tựu, mọi người đều có thể thành tựu. Bà dùng thời gian mười năm. Chúng ta phát nguyện tận hình thọ kiên trì pháp môn này, chỉ cầu thâm nhập, buông bỏ vạn duyên, bao gồm Phật pháp. Trong Phật pháp tôi chỉ áp dụng bộ kinh này, chỉ tu pháp môn này, chúng ta rất rõ ràng, rất minh bạch. Lời cổ nhân nói không sai: “chỉ cần gặp được Di Đà, lo gì không khai ngộ”.
Trong Hội Sớ nói, nguyện là dẫn đường của vạn hạnh. Nguyện chính là hy vọng, mong cầu của chúng ta, là phương hướng và mục tiêu của mình. Có nguyện, nỗ lực sẽ có thành quả. Nếu không có nguyện giống như thuyền đi trên biển cả, không có phương hướng, không có mục tiêu, rốt cuộc nó đi về đâu? Con người ở đời, nếu có phương hướng, có mục tiêu, họ nhất định thành tựu. Bất luận là pháp thế hay xuất thế, bất luận là ngành nghề nào, họ nhất định có thành tựu khả quan. Còn như không có phương hướng, không có mục tiêu, suốt đời dù nỗ lực đến đâu, phấn đấu đến đâu, sau cùng vẫn không thành tựu. Những sự thật này đều phơi bày trước mắt chúng ta, khoảng tuổi trung niên trở lên nhận thấy rất rõ ràng điều này. Phàm những người thành công, từ nhỏ nhất định có tiên nhân dạy bảo, có thiện hữu giúp họ, bản thân họ cũng xác định phương hướng mục tiêu. Cổ nhân thường nói, mười năm có thành tựu. Nhất định có thành tựu, học Phật cũng không ngoại lệ. Nếu gặp chân thiện tri thức, bản thân có thiện căn, có phước đức, mười năm chuyển phàm thành thánh, trường hợp này rất nhiều trong lịch sử. Họ có thể thành tựu, vì sao chúng ta không thể thành tựu? Bình tâm tư duy, quan sát, phản tỉnh sẽ hiểu. Sau khi hiểu rõ, nếu xác định phương hướng mục tiêu, thêm mười năm nữa vẫn có thể thành tựu. Nếu bỏ lơ nhân duyên tốt, thành tựu rất có giới hạn. Người học Phật không thể không có nguyện, pháp thế gian gọi là không thể không có chí, chí và nguyện là cùng một vấn đề.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Cư sĩ Lưu Tố Vân làm gương cho chúng ta thấy, chúng ta đã thấy. Bà có thể thành tựu, tôi tin quý vị cũng có thể thành tựu, mọi người đều có thể thành tựu. Bà dùng thời gian mười năm. Chúng ta phát nguyện tận hình thọ kiên trì pháp môn này, chỉ cầu thâm nhập, buông bỏ vạn duyên, bao gồm Phật pháp. Trong Phật pháp tôi chỉ áp dụng bộ kinh này, chỉ tu pháp môn này, chúng ta rất rõ ràng, rất minh bạch. Lời cổ nhân nói không sai: “chỉ cần gặp được Di Đà, lo gì không khai ngộ”.
Trong Hội Sớ nói, nguyện là dẫn đường của vạn hạnh. Nguyện chính là hy vọng, mong cầu của chúng ta, là phương hướng và mục tiêu của mình. Có nguyện, nỗ lực sẽ có thành quả. Nếu không có nguyện giống như thuyền đi trên biển cả, không có phương hướng, không có mục tiêu, rốt cuộc nó đi về đâu? Con người ở đời, nếu có phương hướng, có mục tiêu, họ nhất định thành tựu. Bất luận là pháp thế hay xuất thế, bất luận là ngành nghề nào, họ nhất định có thành tựu khả quan. Còn như không có phương hướng, không có mục tiêu, suốt đời dù nỗ lực đến đâu, phấn đấu đến đâu, sau cùng vẫn không thành tựu. Những sự thật này đều phơi bày trước mắt chúng ta, khoảng tuổi trung niên trở lên nhận thấy rất rõ ràng điều này. Phàm những người thành công, từ nhỏ nhất định có tiên nhân dạy bảo, có thiện hữu giúp họ, bản thân họ cũng xác định phương hướng mục tiêu. Cổ nhân thường nói, mười năm có thành tựu. Nhất định có thành tựu, học Phật cũng không ngoại lệ. Nếu gặp chân thiện tri thức, bản thân có thiện căn, có phước đức, mười năm chuyển phàm thành thánh, trường hợp này rất nhiều trong lịch sử. Họ có thể thành tựu, vì sao chúng ta không thể thành tựu? Bình tâm tư duy, quan sát, phản tỉnh sẽ hiểu. Sau khi hiểu rõ, nếu xác định phương hướng mục tiêu, thêm mười năm nữa vẫn có thể thành tựu. Nếu bỏ lơ nhân duyên tốt, thành tựu rất có giới hạn. Người học Phật không thể không có nguyện, pháp thế gian gọi là không thể không có chí, chí và nguyện là cùng một vấn đề.
- Category
- Giảng Pháp
Comments