Trong tín nguyện hạnh : Nguyện là then chốt..... Không buông được là không thể vãng sanh..........

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 591
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Trong tín nguyện hạnh, nguyện là then chốt. Ra khỏi biển khổ sanh tử, duy nhất dựa vào nguyện vương”. Vương là tôn xưng nó, tin thật, phát nguyện, niệm Phật, hành chính là chấp trì danh hiệu. Trong ba điều kiện này, nguyện là nòng cốt.
48 nguyện của Phật A Di Đà kiến lập nên thế giới Cực Lạc, giống như thành lập một ngôi trường vậy. Ngôi trường này có thiết bị kiện toàn, có thể giúp tất cả chúng sanh ở đây chuyển ác thành thiện, chuyển nhiễm thành tịnh, chuyển phàm thành thánh. Chỉ cần đến đó, tự nhiên sẽ chuyển được, mà không hề tốn chút công sức, then chốt ở chỗ ta phải thật sự muốn đi mới được. Khi đã tin, tin thật, không muốn đi vẫn không được. Khi đã tin thật, nhất định phải muốn đi, rất muốn đi, mỗi niệm đều muốn đi, như vậy thì nhất định vãng sanh. Lúc nào cũng muốn đi, không còn lưu luyến thế gian này, làm gì ở thế giới này? Giống như Chư Phật Như Lai vậy, chỉ một việc là chia sẻ tâm đắc trong sự tu học của mình với mọi người, khuyên mọi người vãng sanh Cực Lạc, chính là một việc này, ngoài việc này ra không có việc thứ hai. Công việc này cần đến trí tuệ, không phải tri thức. Tri thức chưa chắc đã tin, không nhất định phát nguyện, nếu trí tuệ chắc chắn là tin thật nguyện thiết, họ thật sự vãng sanh.

Chúng ta hiểu được cương lĩnh chung, nguyên tắc chung của việc tu hành. Bất luận dùng pháp môn nào cũng được, nếu chúng ta không đoạn được tập khí phiền não, như vậy thì không bằng tu Tịnh độ cầu sanh thế giới Cực Lạc. Vì sao vậy? Vì tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều phải đoạn phiền não, không đoạn chắc chắn không được lợi ích. Pháp môn Tịnh độ, chưa đoạn hết phiền não, có thể đới nghiệp vãng sanh. Vì đới nghiệp vãng sanh, nên mỗi người đều đi được. Pháp môn này rất thù thắng, có thể giúp người có tập khí nghiệp chướng sâu nặng, không thể đoạn phiền não cũng có thể thành Phật. Nói với quý vị đến thế giới Cực Lạc là đoạn được. Không phải mang theo phiền não thành Phật, mà đến thế giới Cực Lạc đoạn, đoạn sạch liền thành Phật. Quý vị xem, đầu tiên là sanh vào cõi phàm thánh đồng cư, ở trong cõi phàm thánh đồng cư đoạn được kiến tư phiền não. Liền được nâng cao lên đến cõi phương tiện hữu dư, trong cõi phương tiện hữu dư đoạn trần sa phiền não, và vô minh phiền não, sanh đến cõi thật báo trang nghiêm. Trong cõi thật báo trang nghiêm đoạn tập khí vô thỉ vô minh phiền não. Đoạn tận tập khí liền trở về thượng tịch quang Tịnh độ. Đây là điều vô cùng thù thắng ở thế giới Cực Lạc, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không có, trong vô lượng pháp môn cũng không có.
Nên ở đây nói quy nguyên không có hai đường, trong tất cả các phương tiện, phương tiện cứu cánh duy nhất là vãng sanh. Chúng ta có thể không tin được ư? Có thể không vãng sanh được ư? Chúng ta phải tin, lúc nào đi? Niệm niệm đều muốn đi, ở thế gian này tất cả đều tùy duyên, học theo Bồ Tát Phổ Hiền, “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Ở đây sao cũng được, có cũng tốt, không có cũng tốt, tuyệt đối không đem những thứ tạp nham của thế gian này để trong lòng. Ta thật sự tin, thật sự phát nguyện, mà còn để thứ tạp nham vào trong lòng, như vậy là không phải chân tâm, cũng không phải nguyện thiết. Phải biết buông bỏ vạn duyên gọi là chân thật viên mãn, tự tại thật sự, hỷ duyệt thật sự. Trong tâm còn một vấn đề là còn một phiền não, có hai vấn đề là có hai phiền não. Trong tâm quá nhiều những thứ tạp nham, nên phiền não rất nhiều, không thể giải quyết được.
“Tu hành các phương pháp khác, muốn đời này siêu thoát tam giới, gọi là con đường khó đi”, đây là tu pháp môn khác, không ra khỏi được luân hồi lục đạo. Tam giới nghĩa là luân hồi lục đạo, đều không thoát ra được. Thật sự muốn siêu thoát luân hồi lục đạo ngay trong đời này, chỉ có phương pháp niệm Phật vãng sanh. Đây chính là Tịnh tông nói con đường khó đi và con đường dễ đi. Con đường khó đi, đời này không thể thành tựu.
Chúng ta có học qua rồi chăng? Có, chắc chắn học qua, tuyệt đối không phải một đời, đời đời kiếp kiếp đều đang học, nhưng đều không ra khỏi được. Hơn nữa đối với Tịnh tông chúng ta cũng có lý do tin rằng, trong đời quá khứ, tuyệt đối không phải một đời hai đời học nó, mà nhiều đời nhiều kiếp tu nó. Vì sao không được vãng sanh? Chưa buông bỏ, không thể không biết điều này. Nếu đã biết như vậy, lần này quý vị có buông bỏ chăng? Không buông được là không thể vãng sanh.
Hiện nay chúng ta khuyên người khác buông bỏ, nhưng bản thân không buông được. Bản thân không buông được, sao có thể khuyên người khác buông bỏ? Thật sự buông bỏ. Buông bỏ hay không buông bỏ không liên quan đến sự, mà có liên quan đến tâm. Trong tâm thật sự thanh tịnh, thật sự không có, đây gọi là buông bỏ, vì sao vậy? Vì trong tâm vốn không có.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment