Bất luận là làm bao nhiêu việc tốt, không nên hồi ức. Làm bao nhiêu việc ác, cũng không nên nghĩ đến

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
25 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa . Tập 460
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Bất luận là làm bao nhiêu việc tốt, đều không nên hồi ức. Làm bao nhiêu việc ác, cũng không nên nghĩ đến. Việc ác thì phải nổ lực sám hối, không còn tái phạm, không nên thường nghĩ đến nó, vì sao vậy? Nghĩ một lần thì quý vị lại tạo tội một lần, thường nghĩ đến thì càng tạo càng nhiều, điều này rất phiền phức.
Nên nhớ trong kinh Đức Phật thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, khởi tâm động niệm đều đang tạo nghiệp. Phần kết tội trong đại thừa giới kinh đã dùng tiêu chuẩn này, không cần đợi quý vị làm. Quý vị không làm, chỉ cần khởi ý niệm là đã tạo tội. Khi hiểu được đạo lý này, chúng ta nên buông bỏ tất cả pháp thế xuất thế gian. Buông bỏ, nên nhớ là tâm buông bỏ, chứ không phải buông bỏ trên mặt sự, nếu buông bỏ về mặt sự thì không ai làm nữa.
Nếu Đức Phật buông bỏ về mặt sự, thì ngài không cần thị hiện tại nhân gian, cũng không cần giảng kinh giáo hóa suốt 49 năm. Sự không buông bỏ, ngày ngày vẫn làm, làm một cách rất vui, nhưng trong tâm không nhiễm chút bụi trần, đây gọi là xả. Thế nên xả là đã giác, không phải sau khi xr là quên hết. Nếu xả rồi mà quên hết, đó gọi là gì? Gọi là vô minh, đọa vào trong vô minh như vậy không được. Tính chất của vô minh là đen tối, quý vị ngu si không biết gì cả, đó không phải Phật pháp. Những cảnh giới này đều phải rõ ràng thấu triệt. Cảnh giới xả bỏ, tất cánh không, bất khả đắc. Thiện nhân thiện quả, ác nhân ác báo, tất cả đều bất khả đắc.
Không xả, không xả thật sự phải nhận lấy. Quý vị làm thiện, hưởng phước trong ba đường lành, tiêu nhân thiện của quý vị, nhân thiện quý vị tạo trong quá khứ. Ba đường ác tiêu nhân ác của quý vị, nghiệp ác quý vị tạo trong quá khứ. Thế nên thực tế mà nói lục đạo cũng là pháp bình đẳng, cũng đều tiêu nghiệp chướng, nghiệp chướng có thiện ác. Ba đường thiện tiêu nghiệp chướng thiện của quý vị, ba đường ác tiêu nghiệp chướng ác của quý vị. Nghiệp chướng tiêu hết quý vị mới có thể thoát ly luân hồi lục đạo. Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, hư ngụy không thật, đừng mãi truy tìm quá khứ. Quý vị nghĩ xem tâm chúng ta thanh tịnh biết bao, tâm thanh tịnh hiện tiền, đây gọi là xả.


Có thể thấy trong xả bỏ này, quan trọng nhất chính là không còn hồi ức, thật sự xả bỏ. Nếu thường nghĩ đến quá khứ, tức quý vị chưa buông xả. Nghĩ đến những việc thiện, hành vi thiện trong quá khứ, đây là việc tốt, nhưng quý vị vẫn chưa xả bỏ. Quá khứ đã gây ra những việc ác và hành vi ác, nếu quý vị không xả, tương lai sẽ chiêu cảm lấy quả báo trong ba đường ác. Nếu thường nhớ nghĩ đến việc thiện, đây là quả báo của ba đường lành. Ba đường lành tốt chăng? Không tốt, vì sao vậy? Vì không ra khỏi luân hồi lục đạo, hiện nay chúng ta muốn ra khỏi luân hồi lục đạo, thế nên thiện ác nhị biên đều phải xả.
Nhưng về mặt sự, nhất định phải biết đoạn ác tu thiện, phải nổ lực thực hành, sau khi làm xong bất luận thiện hay ác đều không nên nghĩ đến nó, đây gọi là xả giác phần. Nếu làm rồi, vẫn thường nghĩ tôi đã làm biết bao công đức, làm không biết bao nhiêu việc thiện, như vậy là sai, như thế nào? Vào thọ báo trong ba đường lành, chính là đi hưởng phước. Phước báo tu được, nếu quý vị có thể buông xả, không còn hồi ức, như vậy những điều ta làm sẽ trở thành công đức. Không xả bỏ, thường nhớ mãi trong lòng, như vậy là biến thành phước đức. Phước đức hay công đức, chính là nói theo cách này.
Thế nào gọi là phước đức? Và công đức là gì? Việc đều giống nhau, đều là việc tốt. Một bên là nhớ hoài không bỏ_phước đức, công đức giúp quý vị liễu sanh tử xuất tam giới. Phước đức không được, phước đức chỉ là vào thọ báo trong ba đường lành. Thế nên công đức không dể tu, phước đức dể tu. Chư vị học Phật, đến tám chín phần là tu phước đức, không phải công đức. Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng giữa công đức và phước đức. Thật sự có thể buông xả, duy trì mãi tâm thanh tịnh của chính mình, như vậy những việc quý vị làm đều là công đức. Công đức có thể giúp quý vị được định, bên dưới chính là định giác phần, định giúp quý vị khái trí tuệ, trí tuệ trong tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài vào.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment