Ý niệm cũng không sanh, thật là thanh tịnh.Tham sân si là tam độc phiền não.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014-2017
(Giảng lần thứ 4)
Tập 104
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.

Chúng ta thường ngày nói đến thọ dụng, hưởng thụ, nhìn thấy Tam-muội thì liền nghĩ tới sự hưởng thụ bình thường. Thế nào là bình thường? Mắt thấy sắc, mắt ở trong sắc trần mà không phân biệt, không chấp trước, như vậy gọi là chánh-thọ. Hoàn toàn bình đẳng cùng với Pháp-thân Đại-sĩ, Pháp-thân Đại-sĩ thấy sắc không khởi tâm, không động niệm; tai nghe âm thanh không khởi tâm, không động niệm, đây là chân tu.
Ví dụ chúng ta ăn cơm, rau quả chua ngọt đắng cay mặn, lúc chúng ta ăn thì phải: lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp. Chua ngọt đắng cay mặn đều không biết, cũng không có, vậy có tính là khai ngộ không? Không tính. Tại vì sao? Bạn là người ngu, làm sao mà chua ngọt đắng cay mặn đều không biết. Còn nếu biết thì sao? Biết, thì bạn là phàm phu. Vậy bạn làm sao? Rõ rõ ràng ràng, rất là sáng suốt, trí huệ; nhưng như như bất động, không bị chua ngọt đắng cay mặn lay chuyển. Chuyển là thế nào? Tôi thích món này, không thích món kia. Có thể đem chua ngọt đắng cay mặn xem thành pháp bình đẳng, tất cả đều là giả, không có gì là thật, do tâm hiện thức biến, đó là thật hiểu rõ rồi. Thức ăn vào đến trong miệng có sinh ra biến hóa không? Có, không phải sự biến hóa của chúng ta, chúng ta tùy vào vật chất chua ngọt đắng cay mặn mà khởi ý niệm; ngài không phải vậy, ngài ở trong đó sanh tâm bình đẳng, khởi tướng vui vẻ, pháp hỷ sung mãn. Chúng ta nếm được mùi vị là chua ngọt đắng cay mặn, quý ngài nếm được là diệu pháp, không giống nhau. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, cũng không khó hiểu. Ăn uống gì ở đâu cũng tốt, không có điều gì không tốt, không nên kén chọn. Sinh nhật của lão Hòa thượng, mọi người làm một bàn đồ chay cho ngài, ngài cũng không ăn một miếng, đó có phải là chấp trước không? không phải vậy, đây là thương xót chúng sanh, nên làm thị hiện này. Hi vọng mọi người đem sở thích này buông xuống, phục hồi như thường, tâm bình thường là đạo, dạy chúng ta như vậy, người làm không làm sai.
Biểu hiện của lão Hòa thượng, cả đời đều là hoan hoan hỷ hỷ, chỉ có lần đó là không vui, tại vì sao? Bởi người ta đi vào con đường xa xỉ là đường hiểm, làm tăng trưởng tâm tham, tâm tham không có biên giới, điều này phiền phức rất lớn. Cho nên trì giới phải tinh nghiêm, cuộc sống càng đơn giản càng tốt, là dưỡng tâm. Có tâm tốt, cơ thể liền tốt, tinh thần liền tốt; dưỡng tâm, không nên xem trọng vật chất.
Ý niệm cũng không sanh, thật là thanh tịnh. Vì ý nghiệp là gốc: không tham, không sân, không si. Tham sân si là tam độc phiền não. Trong tham thì tình chấp là khó đoạn nhất, trong tình chấp thì khó đoạn nhất là thân tình. Đây là gốc của phiền não, là mấu chốt nhất của tham, phải hạ thủ từ đó. Sân hận, gốc của sân hận là ngạo mạn, có lúc chính chúng ta ngạo mạn mà không cảm giác được, phải quan sát rất tỉ mỉ, đem tập khí ngạo mạn đoạn sạch. Gốc của ngu si là hoài nghi, không được hoài nghi đối với Tự-tánh, không được hoài nghi đối với giáo huấn Thánh hiền, cũng không được hoài nghi đối với giáo huấn của tổ tông để lại. Tích lũy sự hoài nghi chính là si mê, tích lũy sự ngạo mạn chính là sân hận, tích lũy của thân tình chính là tham dục. Bạn không thể không nhận thức đến nó, phải thật sự nhận thức nó, lìa xa nó, vì nó chướng ngại đạo nghiệp của chúng ta. Thật sự buông xuống, thì trên đạo Bồ-đề được thuận buồm xuôi gió, không có chướng ngại, mới có thể được đại tự tại.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment