Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 482
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Phàm những gì có tướng, không có gì không nương vào tự tánh mà hiện ra, chính Huệ Năng đại sư nói: “Năng sanh vạn pháp”. Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, đều là nó sanh ra, toàn là nó hiển hiện. Có nhiều sai khác như vậy, có nhiều biến hóa như vậy, đó là vấn đề của thức.
Điều này trong giáo lý đại thừa Đức Phật thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tâm tưởng này là gì? Là biến hóa, không có tâm tưởng, tức không có mười pháp giới. Không có lục đạo sẽ không có biến hóa, không có biến hóa là nhất chân pháp giới, chính là cõi thật báo trang nghiêm của Như Lai. Cõi thật báo là năng sanh năng hiện, chân như là sở sanh sở hiện. Mười pháp giới, mười pháp giới thông qua A lại da, làm méo mó nhất chân pháp giới sinh ra biến hóa rất lớn. Quý vị thử nghĩ xem thức tâm, đem tự tánh trong bát nhã bóp méo thành phiền não của chúng ta.
Trong kinh Phật nói: “Phiền não tức bồ đề”, lời này là thật không phải giả. Giác ngộ chính là bồ đề, mê tức là phiền não. Đem vô lượng đức năng, đức năng của chân như biến thành gì? Biến thành tạo nghiệp của chúng ta ngày nay, đem tướng hảo trong chân như, quý vị xem Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức năng, tướng hảo của Như Lai. Chúng ta đem tướng hảo biến thành gì? Biến thành luân hồi lục đạo, biến thành địa cầu của chúng ta như ngày hôm nay, biến như thế nào? Địa cầu như ngày hôm nay, chư vị thử nghĩ xem, phải chăng là tham sân si mạn nghi, oán hận não nộ phiền biến hiện ra? Những thứ này ở trong thức, trong tánh không có, trong tự tánh không có tham sân si mạn nghi, không có oán hận não nộ phiền, là do thức biến! Thức là gì? Thức là mê hoặc, mê hoặc điên đảo mới biến thành như vậy, chúng ta không thể không biết điều này. Nên pháp vô biệt chân như, pháp ở đây là nghĩa hẹp, chính là chỉ Phật pháp.
Tập 482
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Phàm những gì có tướng, không có gì không nương vào tự tánh mà hiện ra, chính Huệ Năng đại sư nói: “Năng sanh vạn pháp”. Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, đều là nó sanh ra, toàn là nó hiển hiện. Có nhiều sai khác như vậy, có nhiều biến hóa như vậy, đó là vấn đề của thức.
Điều này trong giáo lý đại thừa Đức Phật thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tâm tưởng này là gì? Là biến hóa, không có tâm tưởng, tức không có mười pháp giới. Không có lục đạo sẽ không có biến hóa, không có biến hóa là nhất chân pháp giới, chính là cõi thật báo trang nghiêm của Như Lai. Cõi thật báo là năng sanh năng hiện, chân như là sở sanh sở hiện. Mười pháp giới, mười pháp giới thông qua A lại da, làm méo mó nhất chân pháp giới sinh ra biến hóa rất lớn. Quý vị thử nghĩ xem thức tâm, đem tự tánh trong bát nhã bóp méo thành phiền não của chúng ta.
Trong kinh Phật nói: “Phiền não tức bồ đề”, lời này là thật không phải giả. Giác ngộ chính là bồ đề, mê tức là phiền não. Đem vô lượng đức năng, đức năng của chân như biến thành gì? Biến thành tạo nghiệp của chúng ta ngày nay, đem tướng hảo trong chân như, quý vị xem Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức năng, tướng hảo của Như Lai. Chúng ta đem tướng hảo biến thành gì? Biến thành luân hồi lục đạo, biến thành địa cầu của chúng ta như ngày hôm nay, biến như thế nào? Địa cầu như ngày hôm nay, chư vị thử nghĩ xem, phải chăng là tham sân si mạn nghi, oán hận não nộ phiền biến hiện ra? Những thứ này ở trong thức, trong tánh không có, trong tự tánh không có tham sân si mạn nghi, không có oán hận não nộ phiền, là do thức biến! Thức là gì? Thức là mê hoặc, mê hoặc điên đảo mới biến thành như vậy, chúng ta không thể không biết điều này. Nên pháp vô biệt chân như, pháp ở đây là nghĩa hẹp, chính là chỉ Phật pháp.
- Category
- Giảng Pháp
Comments