Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 137
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Nếu vẫn là chưa buông tự tư tự lợi xuống, chưa buông tiếng tăm, lợi dưỡng xuống, cái này nhìn cũng không quen, cái kia nhìn cũng chẳng quen, vậy là tu uổng công mất rồi, mảy may tăng trưởng hay tiến bộ đều chẳng có.
Trên thế gian, tối đa là quý vị tăng trưởng một chút học vấn do hỏi han, ghi nhớ, nhưng sau đó, phải thòng thêm một câu “chẳng đáng làm thầy người khác”. Quý vị học được một chút kiến thức Phật pháp thông thường bề ngoài, chẳng học được Phật pháp thật sự.
Trong xã hội hiện thời, tu hành hết sức khó khăn, trong tâm có tham, sân, si, mạn, nghi. Đây là những cội rễ phiền não tập khí nghiêm trọng hơn bất cứ những điều nào khác, Phật pháp sánh ví những phiền não ấy như năm cái rễ của địa ngục. Tham, sân, si, mạn, nghi là năm cội rễ của địa ngục.
Trong tập khí thì có oán, hận, não, nộ, phiền. Bên ngoài thì có tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ dụ dỗ, mê hoặc. Nói gộp lại, sẽ là “ma chưởng” (bàn tay ma), quý vị có thể nhảy ra khỏi [bàn tay ma ấy] hay chăng? Nếu chúng ta chẳng học tập kinh giáo hằng ngày, thời thời khắc khắc đề cao cảnh giác, một chút công phu bé tẹo ngần ấy còn chẳng thể giữ được, nói chi đến tăng tấn ?
Nay chúng ta tập khí phiền não rất nặng, xác thực là biết chính mình đang thuộc địa vị phàm phu, có giải ngộ, nhưng chẳng chứng ngộ, đã biết cách tu hành như thế nào, nhưng công phu chẳng đắc lực, vì sao không đắc lực? Không buông phiền não tập khí xuống được! Câu này nói dễ dàng, làm thật khó khăn! Vì chẳng buông tự tư tự lợi xuống được, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng xuống được, chẳng buông lòng tham luyến ngũ dục, lục trần xuống được, chẳng buông tham, sân, si, mạn xuống được.
Vi sở dục vi”, vì sự ham muốn ưa thích của mình mà tùy tiện làm.
Hòa Thượng nói: “Có rất nhiều người giàu sang phú quý, thiếu niên đắc chí, trung niên đắc chí hưởng phước, lão niên đau khổ”. Lúc còn trẻ, họ hô một tiếng thì hàng trăm người hầu hạ. Họ tận lực hưởng thụ. Khi về già họ sống rất cơ cực, mọi sinh hoạt cuộc sống phải tự lo, không có ai ở bên cạnh. Thảm cảnh đó rất thê lương. Người nghèo đã quen sống trong cảnh nghèo nên không cảm thấy đau khổ. Người giàu quen với cảnh “nhất hô bá ứng” thì rất thảm.
Hòa Thượng nói: “Chúng ta phải ghi nhớ giáo huấn này: Khi phước báu hiện tiền, vạn nhất không nên tận hưởng, phải nhớ lưu một chút về sau. Cho nên tuổi già có phước báu, đó mới là phước báu chân thật. Tuổi trẻ hưởng phước thì đó không phải là phước”. Đạo lý này không mấy người hiểu. Nếu chúng ta hỏi nhiều thanh niên, người trẻ tuổi hiện nay: “Khi có tiền bạn sẽ làm gì?”. Họ sẽ trả lời: “Tôi sẽ mua xe sang, sắm nhà đẹp, lấy vợ đẹp”. Họ chỉ có tâm lý hưởng phước.
Hòa thượng nói: “Khi còn trẻ, chính mình có thể lực, chịu một chút khổ, một chút khó khăn cũng không hề gì. Khi tuổi già sức lực suy yếu, trí lực kém cỏi, tất cả thể lực đều đã thoái hóa, vào lúc đó có người chăm sóc mới chân thật là có phước báu. Nếu muốn tuổi già có phước báu, không phải chịu khổ thì phải ghi nhớ, hiện tại không nên hưởng phước. Nếu hiện nay hưởng phước thì về già hối hận không kịp”.
Nhiều người đang ở trong lao lý, chỉ mong có một mảnh vườn nhỏ để sống một cuộc đời cơm rau cháo nhạt. Họ ngồi đó nuối tiếc một cuộc sống bình thường. Vì họ từng mong muốn sống khác thường, mong muốn sống dị thường nên họ phải trả giá. Đó là kết quả của sự khác thường và dị thường. Sống bình thường rất đơn giản, dễ dàng.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.
Nếu vẫn là chưa buông tự tư tự lợi xuống, chưa buông tiếng tăm, lợi dưỡng xuống, cái này nhìn cũng không quen, cái kia nhìn cũng chẳng quen, vậy là tu uổng công mất rồi, mảy may tăng trưởng hay tiến bộ đều chẳng có.
Trên thế gian, tối đa là quý vị tăng trưởng một chút học vấn do hỏi han, ghi nhớ, nhưng sau đó, phải thòng thêm một câu “chẳng đáng làm thầy người khác”. Quý vị học được một chút kiến thức Phật pháp thông thường bề ngoài, chẳng học được Phật pháp thật sự.
Trong xã hội hiện thời, tu hành hết sức khó khăn, trong tâm có tham, sân, si, mạn, nghi. Đây là những cội rễ phiền não tập khí nghiêm trọng hơn bất cứ những điều nào khác, Phật pháp sánh ví những phiền não ấy như năm cái rễ của địa ngục. Tham, sân, si, mạn, nghi là năm cội rễ của địa ngục.
Trong tập khí thì có oán, hận, não, nộ, phiền. Bên ngoài thì có tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ dụ dỗ, mê hoặc. Nói gộp lại, sẽ là “ma chưởng” (bàn tay ma), quý vị có thể nhảy ra khỏi [bàn tay ma ấy] hay chăng? Nếu chúng ta chẳng học tập kinh giáo hằng ngày, thời thời khắc khắc đề cao cảnh giác, một chút công phu bé tẹo ngần ấy còn chẳng thể giữ được, nói chi đến tăng tấn ?
Nay chúng ta tập khí phiền não rất nặng, xác thực là biết chính mình đang thuộc địa vị phàm phu, có giải ngộ, nhưng chẳng chứng ngộ, đã biết cách tu hành như thế nào, nhưng công phu chẳng đắc lực, vì sao không đắc lực? Không buông phiền não tập khí xuống được! Câu này nói dễ dàng, làm thật khó khăn! Vì chẳng buông tự tư tự lợi xuống được, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng xuống được, chẳng buông lòng tham luyến ngũ dục, lục trần xuống được, chẳng buông tham, sân, si, mạn xuống được.
Vi sở dục vi”, vì sự ham muốn ưa thích của mình mà tùy tiện làm.
Hòa Thượng nói: “Có rất nhiều người giàu sang phú quý, thiếu niên đắc chí, trung niên đắc chí hưởng phước, lão niên đau khổ”. Lúc còn trẻ, họ hô một tiếng thì hàng trăm người hầu hạ. Họ tận lực hưởng thụ. Khi về già họ sống rất cơ cực, mọi sinh hoạt cuộc sống phải tự lo, không có ai ở bên cạnh. Thảm cảnh đó rất thê lương. Người nghèo đã quen sống trong cảnh nghèo nên không cảm thấy đau khổ. Người giàu quen với cảnh “nhất hô bá ứng” thì rất thảm.
Hòa Thượng nói: “Chúng ta phải ghi nhớ giáo huấn này: Khi phước báu hiện tiền, vạn nhất không nên tận hưởng, phải nhớ lưu một chút về sau. Cho nên tuổi già có phước báu, đó mới là phước báu chân thật. Tuổi trẻ hưởng phước thì đó không phải là phước”. Đạo lý này không mấy người hiểu. Nếu chúng ta hỏi nhiều thanh niên, người trẻ tuổi hiện nay: “Khi có tiền bạn sẽ làm gì?”. Họ sẽ trả lời: “Tôi sẽ mua xe sang, sắm nhà đẹp, lấy vợ đẹp”. Họ chỉ có tâm lý hưởng phước.
Hòa thượng nói: “Khi còn trẻ, chính mình có thể lực, chịu một chút khổ, một chút khó khăn cũng không hề gì. Khi tuổi già sức lực suy yếu, trí lực kém cỏi, tất cả thể lực đều đã thoái hóa, vào lúc đó có người chăm sóc mới chân thật là có phước báu. Nếu muốn tuổi già có phước báu, không phải chịu khổ thì phải ghi nhớ, hiện tại không nên hưởng phước. Nếu hiện nay hưởng phước thì về già hối hận không kịp”.
Nhiều người đang ở trong lao lý, chỉ mong có một mảnh vườn nhỏ để sống một cuộc đời cơm rau cháo nhạt. Họ ngồi đó nuối tiếc một cuộc sống bình thường. Vì họ từng mong muốn sống khác thường, mong muốn sống dị thường nên họ phải trả giá. Đó là kết quả của sự khác thường và dị thường. Sống bình thường rất đơn giản, dễ dàng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments