Trong kinh Phật thường nói phước huệ song tu. Tham sân si mạn nghi gọi là năm loại ác.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 498
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Người trong thời đại này, hiện nay muốn những gì ? Nhưng những thứ họ muốn sai rồi, Vì sao vậy ? Vì đều muốn những thứ danh lợi. Danh lợi đem đến cho con người là tai nạn không phải là hạnh phúc. Nếu như danh lợi này thực sự là vì quốc gia, vì nhân dân, là việc tốt, đó không phải là việc xấu.

Nếu như danh lợi là vì bản thân, nhất định là việc xấu, đều là hại bản thân. Danh lợi có thể có, nhưng không thể quá đáng. Quá đáng quá sẽ tạo oan nghiệt. Tài vật biết vừa mà dừng, phải biết dừng lại. Ở đây biết dừng là đại học vấn. Tôi đủ rồi là được rồi. Dư giã hơn nữa nhất định là vì chúng sanh, vì quảng đại quần chúng.


Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ, công thương nghiệp phát triển, nhưng tạo thành xã hội giàu nghèo phân biệt. Hiện tượng này trên toàn thế giới, mỗi địa phương đều có. Người giàu ít, người nghèo nhiều. Người giàu đang hưởng thụ, sau khi hưởng thụ xong đều đi đến tam đồ. Người nghèo tuy nghèo khổ một đời, dường như đời sau vẫn được thân người. Họ không tạo nghiệp. Người nghèo cơ hội đời sau trở lại nhân gian nhiều hơn. Người giàu cơ hội đời sau trở lại nhân gian rất ít. Đây đều là thật. Hoàn toàn là chân tướng sự thật.

Tuy rất nghèo khổ vẫn có người khổ hơn. Chúng ta biết được Nhan Hồi là học trò thông minh nhất, là học sinh giỏi nhất, ông ấy khổ nhất. Tôi tin rằng Khổng Tử thường phải giúp đỡ ông ấy. Người đồng tâm này, tâm đồng lý này. Trong chúng đồng tu của chúng ta, nếu thấy người nào khổ quá, tự nhiên chúng ta sẽ giúp đỡ họ.

Trên nhân quả Phật Ppáp chúng ta liền hiểu rõ. Nhan Hồi vì sao mà nghèo như vậy ? Trong đời quá khứ tu huệ không tu phước, cho nên quả báo phải nghèo khổ. Có những người rất ngốc nghếch nhưng họ lại rất giàu có. Cuộc sống của họ rất tốt. Vì sao vậy ? Họ tu phước không tu huệ. Cho nên họ mê hoặc điên đảo, phước báo của họ rất lớn.
Trong nhà Phật cũng có cách nói như vậy: Tu huệ không tu phước, la hán xin bát không. La hán đi khất thực bên ngoài không ai cúng cho họ. Vì sao vậy? Vì không có phước báo. Có người chuyên môn tu phước: tu phước không tu huệ, voi lớn đeo anh lạc. Bởi vì họ không tu huệ, kiếp sau đầu thai trở thành loài voi. Loài voi này là loài để quốc vương ngồi lên, cho nên toàn thân đều đeo anh lạc. Nó có phước báo, nó là súc sanh. Cho nên trong kinh Phật thường nói khích lệ mọi người, phước huệ song tu.

Quí vị đến Thế giới Cực Lạc, đến làm gì? học Phật A Di Đà. Phật A Di Đà là thầy giáo tốt. Ngài lấy thân làm gương, tức thân hạnh ngôn giáo. Những điều Ngài nói Ngài đều đã làm được. Quí vị xem Ngài đem những lời Ngài nói dùng vào trong cuộc sống, trong cuộc sống dùng rất hoạt bát, dùng vào trong công việc, dùng vào trong việc đối nhân xử thế, cao diệu đến cực điểm, đó là một tấm gương tốt. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa còn tại thế, cũng thị hiện cho chúng ta một tấm gương tốt nhất. Chúng sanh trong thế gian này tham sân si mạn nghi, tập khí bất thiện vô cùng sâu dày. Tham sân si mạn nghi gọi là năm loại ác, năm ác. Đối với thân thể chính mình không tốt, đem lại cho thân thể chúng ta vô số bịnh tật. Đó là chúng mang lại. Mang lại cho trái đất chúng ta cư trú, rất nhiều tai biến, đều là do năm loại này. Cho nên đức Phật dạy chúng ta nên đoạn trừ nó, phải buông bỏ nó, viễn ly nó. Nói cho chúng ta biết ngược lại, không tham, không sân, không si, không ngạo mạn, không hoài nghi, năm thiện căn này, tất cả những thiện pháp thế gian và xuất thế gian, đều từ đây mà sanh ra. Năm độc, tất cả pháp ác từ năm độc mà sinh ra. Quí vị xem những thứ này lật qua lật lại. Mặt chính, nó là tất cả thiện căn của thế gian xuất thế gian, ngược lại nó là tất cả gốc tội. Lúc chúng ta sám hối, dùng bài kệ sám hối của Bồ Tát Phổ Hiền, bài kệ cuối cùng là sám trừ tội căn. Tội căn là gì? là tham sân si mạn nghi. Cho nên pháp sư Di Đà kết thành đại nguyện. Tổng kết Phật A Di Đà, thiện căn vô lượng vô biên vô tận vô số, tổng kết lại chính là 48 nguyện, kết thành đại nguyện. Đây là điều chúng ta nên học với Phật A Di Đà. Phải thật học. Nếu như quí vị không phải hiểu rõ thấu triệt đối với họ, tâm này quí vị sẽ không phát ra được. Quí vị có thể học nhiều ít chính là quí vị phát tâm đến mức độ nào đó. Quí vị hiểu được bao nhiêu, quí vị liền có thể học được bao nhiêu. Quí vị hiểu được càng nhiều, học được càng nhiều, hiểu được càng thấu triệt, quí vị học được càng sâu sắc. Quí vị không hiểu họ, quí vị sẽ không có cách gì học được họ, muốn học cũng học không được.
Tinh cần tu tập, tu là sửa đổi, những sai lầm của chúng ta, tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, lời nói sai lầm, hành vi sai lầm đều phải tu sửa trở lại, hoàn toàn sửa đổi lại, trú chân thật huệ, để cầu thành tựu thành tựu vô thượng bồ đề. Thành tựu vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, tướng hảo. Thật sự có thể làm được không? Có thể. Vì sao vậy ? Vì tất cả pháp là từ tâm tưởng sanh, cho nên mới có thể nói như vậy. Bản thân tâm tưởng sanh, có lý gì lại không làm được ?
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment