Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 177
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Nhưng một người, dùng sự chuyên và nhất quá ít rồi, không thể nói là không có. Có người như vậy nhưng họ không nói, người chân thật tu hành, họ xa cách thành thị, đi vào trong núi sâu rồi.
Cho nên không thể oán trách người khác, điều này quan trọng hơn hết. Học Phật mà không thể thông qua ải này, thì quý vị gặp khó khăn rồi.
Chúng ta hiểu rõ, hiểu thông suốt những sự thật này thì phương châm của chúng ta, phương hướng học tập, mục tiêu học tập được ổn định rồi. Chúng ta có phương hướng, có mục tiêu, đó chính là lão Hòa thượng Hải Hiền đã nói: Phải chuyên, phải nhất, thì quý vị có thể đạt được.
Chúng ta thật may mắn, ngay trong đời này có cơ hội tốt như vậy, phải nắm bắt. Phải buông xả tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, không buông xả thì tâm không chuyên, niệm không nhất, rất khó thành tựu; tâm phải chuyên, tâm phải nhất, dễ dàng thành tựu.
Chúng ta thấy lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh, cũng thấy được mẹ của lão Hòa thượng Hải Hiền, các Ngài làm biểu pháp cho chúng ta, nếu như quý vị thấy rõ rồi, hiểu thấu rồi thì buông xả vạn duyên, vì sao vậy? Bởi quý Ngài làm được, tôi cũng có thể làm được. Những việc không làm được, những việc canh cánh trong lòng còn quá nhiều, nên không buông xả được. Những việc canh cánh trong lòng đều là giả, không có gì là thật. Thật thì không cần, lại cần cái giả, vậy thì chúng ta đáng phải chịu tội, quý vị có thể trách người khác sao ?
Lục đạo từ ô nhiễm mà có. Cái gì ô nhiễm? Ý ô nhiễm rồi, ý-thức-thứ-sáu ô nhiễm, Mạt-na ô nhiễm rồi. Mạt-na là gốc rễ của sự ô nhiễm, căn nguyên của sự ô nhiễm, ảnh hưởng đến ý-thức-thứ-sáu, tạo nghiệp rồi. Cho nên Mạt-na gọi là ý ô nhiễm, thức-thứ-bảy, nó ô nhiễm, bản thân của nó là gì? Tứ đại phiền não luôn bên mình, ý căn là tứ đại phiền não biến hiện ra. Thứ nhất là ngã, chấp trước có ngã, có ngã thì có ngã ái, ngã ái là tham; ngã mạn, ngã mạn là sân; ngã si, si là ngu si, tam độc phiền não, còn có nghi ngờ, nghi ngờ là gì? Nghi ngờ là gốc của ngu si.
Chúng ta tu hành phải nắm được gốc rễ, tìm được gốc rễ rồi, bắt tay từ gốc rễ thì rất nhanh, hữu hiệu. Không nghi ngờ, anh gạt tôi, gạt tôi cũng không nghi ngờ. Quý vị xem Hòa thượng Lão Đức, có một đoạn đã viết rất rõ, người ta gạt Ngài, tảng đá này có Phật, Ngài thấy Phật thì lạy Phật, không có Phật thì Ngài không lạy, người ta nói trên tảng đá này có Phật, kêu Ngài dập đầu với tảng đá, Ngài dập đầu thành một cục u lớn, con người thật thà đến thế; nói phân bò, trong phân bò có Phật, Ngài dập đầu đến nỗi cả đầu đều là phân bò. Con người đần độn như vậy! Ngài thật sự thành Phật rồi. Ngài thành Phật cũng không thể nghĩ bàn, đều là biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh. Vãng sanh hai năm rồi, những người ở thôn quê này, có một hôm ở Hán Khẩu, trên đường đi gặp Ngài, trên đường phố (đường đi) gặp Ngài, Ngài vẫn là hình dáng cũ, vác một túi vải, giống như Hòa thượng Bố Đại vậy, vác một túi vải đến khắp nơi hóa duyên. Người thôn quê liền hỏi Ngài, đều gọi Ngài là Hòa thượng Lão Đức, Hòa thượng Lão Đức quay lại nhìn, họ nói sao Ngài ở chỗ này? Hóa duyên! Cùng con trở về nhà được không? Mọi người về trước đi, qua vài ngày tôi mới về. Trở về quê nhà, những người này kể lại việc gặp được Ngài Lão Đức ở Vũ Hán cho mọi người nghe, điều này kỳ lạ, Ngài Lão Đức đã viên tịch hai năm trước rồi, sao có thể gặp được? Không phải một mình anh ấy nhìn thấy, có vài người cùng lúc nhìn thấy, đúng là Ngài. Lại đi đào phần mộ lên, trong phần mộ không thấy Ngài, chứng minh anh ta nhìn thấy là thật, không phải hoa mắt. Đây là gì vậy? Không nghi ngờ. Không nghi ngờ là họ không ngu si, người thông thường chúng ta nhìn thấy Ngài như đần độn, nhưng Ngài không ngu si, Ngài thật sự có trí huệ. Người khác cho rằng Ngài là Hòa thượng đần, thường làm trò đùa để trêu chọc Ngài, Ngài hoàn toàn cho là thật. Cả đời chưa từng nghi ngờ, đối với tất cả mọi người, tất cả sự vật đều không nghi ngờ. Không nghi ngờ chính là trí huệ chân thật, phàm phu không biết, không ngạo mạn chính là không có sân hận, không có tâm sân, tâm sân chính là ngạo mạn, trung tâm của tham là tình chấp, vì vậy đoạn tham, sân, si thì đoạn từ đâu? Đoạn tham từ trong tình chấp, đoạn sân từ trong ngạo mạn, đoạn si từ trong nghi ngờ. Điều này rất quan trọng.
Tập 177
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Nhưng một người, dùng sự chuyên và nhất quá ít rồi, không thể nói là không có. Có người như vậy nhưng họ không nói, người chân thật tu hành, họ xa cách thành thị, đi vào trong núi sâu rồi.
Cho nên không thể oán trách người khác, điều này quan trọng hơn hết. Học Phật mà không thể thông qua ải này, thì quý vị gặp khó khăn rồi.
Chúng ta hiểu rõ, hiểu thông suốt những sự thật này thì phương châm của chúng ta, phương hướng học tập, mục tiêu học tập được ổn định rồi. Chúng ta có phương hướng, có mục tiêu, đó chính là lão Hòa thượng Hải Hiền đã nói: Phải chuyên, phải nhất, thì quý vị có thể đạt được.
Chúng ta thật may mắn, ngay trong đời này có cơ hội tốt như vậy, phải nắm bắt. Phải buông xả tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, không buông xả thì tâm không chuyên, niệm không nhất, rất khó thành tựu; tâm phải chuyên, tâm phải nhất, dễ dàng thành tựu.
Chúng ta thấy lão Hòa thượng Hải Hiền, lão Hòa thượng Hải Khánh, cũng thấy được mẹ của lão Hòa thượng Hải Hiền, các Ngài làm biểu pháp cho chúng ta, nếu như quý vị thấy rõ rồi, hiểu thấu rồi thì buông xả vạn duyên, vì sao vậy? Bởi quý Ngài làm được, tôi cũng có thể làm được. Những việc không làm được, những việc canh cánh trong lòng còn quá nhiều, nên không buông xả được. Những việc canh cánh trong lòng đều là giả, không có gì là thật. Thật thì không cần, lại cần cái giả, vậy thì chúng ta đáng phải chịu tội, quý vị có thể trách người khác sao ?
Lục đạo từ ô nhiễm mà có. Cái gì ô nhiễm? Ý ô nhiễm rồi, ý-thức-thứ-sáu ô nhiễm, Mạt-na ô nhiễm rồi. Mạt-na là gốc rễ của sự ô nhiễm, căn nguyên của sự ô nhiễm, ảnh hưởng đến ý-thức-thứ-sáu, tạo nghiệp rồi. Cho nên Mạt-na gọi là ý ô nhiễm, thức-thứ-bảy, nó ô nhiễm, bản thân của nó là gì? Tứ đại phiền não luôn bên mình, ý căn là tứ đại phiền não biến hiện ra. Thứ nhất là ngã, chấp trước có ngã, có ngã thì có ngã ái, ngã ái là tham; ngã mạn, ngã mạn là sân; ngã si, si là ngu si, tam độc phiền não, còn có nghi ngờ, nghi ngờ là gì? Nghi ngờ là gốc của ngu si.
Chúng ta tu hành phải nắm được gốc rễ, tìm được gốc rễ rồi, bắt tay từ gốc rễ thì rất nhanh, hữu hiệu. Không nghi ngờ, anh gạt tôi, gạt tôi cũng không nghi ngờ. Quý vị xem Hòa thượng Lão Đức, có một đoạn đã viết rất rõ, người ta gạt Ngài, tảng đá này có Phật, Ngài thấy Phật thì lạy Phật, không có Phật thì Ngài không lạy, người ta nói trên tảng đá này có Phật, kêu Ngài dập đầu với tảng đá, Ngài dập đầu thành một cục u lớn, con người thật thà đến thế; nói phân bò, trong phân bò có Phật, Ngài dập đầu đến nỗi cả đầu đều là phân bò. Con người đần độn như vậy! Ngài thật sự thành Phật rồi. Ngài thành Phật cũng không thể nghĩ bàn, đều là biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh. Vãng sanh hai năm rồi, những người ở thôn quê này, có một hôm ở Hán Khẩu, trên đường đi gặp Ngài, trên đường phố (đường đi) gặp Ngài, Ngài vẫn là hình dáng cũ, vác một túi vải, giống như Hòa thượng Bố Đại vậy, vác một túi vải đến khắp nơi hóa duyên. Người thôn quê liền hỏi Ngài, đều gọi Ngài là Hòa thượng Lão Đức, Hòa thượng Lão Đức quay lại nhìn, họ nói sao Ngài ở chỗ này? Hóa duyên! Cùng con trở về nhà được không? Mọi người về trước đi, qua vài ngày tôi mới về. Trở về quê nhà, những người này kể lại việc gặp được Ngài Lão Đức ở Vũ Hán cho mọi người nghe, điều này kỳ lạ, Ngài Lão Đức đã viên tịch hai năm trước rồi, sao có thể gặp được? Không phải một mình anh ấy nhìn thấy, có vài người cùng lúc nhìn thấy, đúng là Ngài. Lại đi đào phần mộ lên, trong phần mộ không thấy Ngài, chứng minh anh ta nhìn thấy là thật, không phải hoa mắt. Đây là gì vậy? Không nghi ngờ. Không nghi ngờ là họ không ngu si, người thông thường chúng ta nhìn thấy Ngài như đần độn, nhưng Ngài không ngu si, Ngài thật sự có trí huệ. Người khác cho rằng Ngài là Hòa thượng đần, thường làm trò đùa để trêu chọc Ngài, Ngài hoàn toàn cho là thật. Cả đời chưa từng nghi ngờ, đối với tất cả mọi người, tất cả sự vật đều không nghi ngờ. Không nghi ngờ chính là trí huệ chân thật, phàm phu không biết, không ngạo mạn chính là không có sân hận, không có tâm sân, tâm sân chính là ngạo mạn, trung tâm của tham là tình chấp, vì vậy đoạn tham, sân, si thì đoạn từ đâu? Đoạn tham từ trong tình chấp, đoạn sân từ trong ngạo mạn, đoạn si từ trong nghi ngờ. Điều này rất quan trọng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments