Xem những căn bệnh ấy, chúng ta có vướng phải hay không .Thái Thượng Cảm Ứng Thiên

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
83 Views
“Tham dục phóng túng, ẩn giấu lỗi lầm là một bệnh”, tham dục đã là lầm lỗi, lại còn phóng túng thì còn gì để nói nữa? Tham lam không bờ bến, càng bị hãm sâu hơn. Có lỗi phải sám hối, phải sửa đổi, không thể che giấu. “Tế” (蔽) là che giấu. Che giấu lỗi lầm chẳng cho người khác biết, đó là bệnh. Quý vị càng tích lũy càng sâu hơn, đầu tiên là lỗi nhỏ, dần dần biến thành lỗi to, sai mất rồi! Ta có lầm lỗi, kẻ khác phê bình, đó là chuyện tốt, vì sao? Báo đền xong! Nay đã báo đền xong xuôi, chúng ta phải sanh tâm cảm tạ kẻ phê bình, đó là đúng. Nếu oán hận, sẽ có phiền phức to lớn, đến đời sau giải quyết chưa xong. Chỗ tốt đẹp lớn nhất trong học Phật là tánh cảnh giác cao, có tầm nhìn xa, chẳng phải chỉ nhìn một đời này, mà càng phải thấy đời sau và những đời sau đó nữa, biết nhân quả, biết họa phước vì sao mà có!

“Chê người, khen mình là một bệnh”, chuyện này cũng thường nẩy sanh. Quan trọng nhất là bản thân chúng ta có phạm hay không? Có hủy báng kẻ khác hay không? Có tán thán chính mình hay không? Chính mình có một chút tốt lành, cứ sợ kẻ khác chẳng biết đến. Trong Phật pháp, điều này được gọi là “tự tán, hủy tha” (khen mình, chê người), ý nghĩa hoàn toàn tương đồng. Trong Bồ Tát Giới, “tự tán hủy tha” là một trọng giới, đức Phật nghiêm khắc ngăn cấm, chẳng chấp thuận. Đối với người khác phải tán thán, Phổ Hiền Bồ Tát dạy chúng ta “lễ kính chư Phật, tán thán Như Lai”. Người khác có ưu điểm, chúng ta phải tán thán. Người khác có khuyết điểm, có chỗ bất thiện, quyết định đừng nên phê bình. Hễ có trách nhiệm khuyên răn bạn thân thì phải làm khi nào? Khi chẳng có kẻ thứ ba trông thấy hoặc nghe thấy, bèn khuyên nhủ, chỉ dạy, khuyên lơn kẻ ấy sửa đổi, ăn năn hối lỗi. Lại còn khuyên dạy tối đa là hai lượt, chớ nên ba lượt; khuyên hai lần không nghe thì đừng nói nữa. Nói nữa sẽ biến thành oán cừu, điều này rất quan trọng. Hễ [kẻ ấy] hoan hỷ nghe người khác khuyến cáo, sau khi nghe, có thể thật sự sửa đổi, quý vị hãy nên khéo chiếu cố người ấy, phải thường xuyên khuyên răn kẻ ấy, ngõ hầu kẻ ấy có thể trở thành thánh, thành hiền. Kẻ bị người khác phê bình, trong tâm bực bội thì chớ nên nói nữa, chẳng cần kết oán cừu với kẻ ấy, đó là đạo nghĩa bạn bè. Giữa các bạn học [là như thế], mà giữa thầy trò cũng là như thế. Thuở trước, tôi theo thầy Lý học Giáo, các bạn học của chúng tôi trong lớp kinh giáo đều là học tập kinh giáo, hơn hai mươi người học giảng kinh. Có mấy bạn học dường như từ trước đến nay thầy chưa hề tươi cười với họ, có đánh, có chửi. Học trò giỏi có thể tiếp nhận đánh chửi mà vẫn cảm tạ thầy, cảm ơn thầy, thầy thật sự dạy bảo. Còn có hai ba vị đồng học, thầy đối xử với họ rất tốt, chẳng bao giờ nói này nói nọ, do nguyên nhân gì? Lần đầu tiên thầy phê bình họ, vẻ mặt họ rất khó coi, rất bực bội, từ đó về sau, thầy chẳng phê bình họ nữa, xem họ như học trò dự thính, hoan nghênh quý vị đến nghe, tuyệt đối chẳng phê bình quý vị. Thuở ấy, chúng tôi tuổi trẻ, trong tâm nghi hoặc thầy đối đãi đồng học chúng tôi chẳng công bằng, một thời gian lâu sau, thầy cũng nhìn ra. Có một hôm, thầy gọi tôi vào phòng, nói rõ vì sao có những người thầy giáo huấn nghiêm ngặt, khắt khe: “Những người ấy có thể tiếp nhận, nếu tôi không dạy họ như vậy, tức là có lỗi với họ. Vì sao có mấy đồng học chẳng thể nói, chưa bao giờ nói động tới họ? Họ chẳng thể tiếp nhận, cần gì phải kết oán cừu?” Tôi mới hiểu rõ. Trong khi giáo học, thầy cũng dạy tôi cách làm người như thế nào. Vì lẽ đó, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta xử sự, đãi người, tiếp vật đều phải có chừng mực.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment