Nếu muốn vãng sanh phải buông bỏ hết tất cả những gì của thế gian, không có chút vướng mắc nào..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 517
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Đoạn trên nói rõ sanh tử luân hồi, ưu khổ không dứt, khuyên họ lìa xa, là vì chán ghét nên xa rời cõi Ta Bà. Đoạn này khuyên cầu sanh Tịnh độ, tức là vui thích cầu sanh Cực Lạc. Tám chữ: “ghét bỏ Ta bà, vui cầu Cực Lạc”, là điều kiện không thể thiếu của người tu Tịnh độ, người cầu vãng sanh, vì sao vậy? Vì quý vị không chịu xã bỏ thế giới này, như vậy làm sao vãng sanh được? Nếu muốn vãng sanh phải buông bỏ hết tất cả những gì của thế gian, không có chút vướng mắc nào, như vậy mới có thể bình an ổn định đến thế giới Cực Lạc, có chút vướng mắc nào thì chẳng thể đến đó được.
Thật sự nghĩ thông suốt, hiểu rõ mới chịu hạ quyết tâm, vì sao vậy? Sống ở thế giới Ta bà từ rất lâu, vô lượng kiếp đến nay đều ở đây, một khi sắp đi hình như rất khó phân khó xả, có tâm tình này. Bởi thế khi chưa hiểu rõ ràng minh bạch, họ không xả bỏ được. Thế giới Cực Lạc rất tốt, không tệ, Phật A Di Đà cũng rất tôn trong họ, nhưng thêm vài ngày nữa tôi đi có được chăng. Ý niệm này vừa sanh khởi, coi như cơ duyên đời này đã bỏ lỡ, lần sau gặp lại không biết đến đời nào kiếp nào, rất khó nói. Nên cần có trí tuệ chân thật, có cảnh giác cao độ, lần này gặp được tôi không thể bỏ qua, tôi thà đến thế giới Cực Lạc rồi trở lại. Trở về lại là Bồ Tát, không còn mê hoặc, đến đi tự tại, muốn đến thì đến, muốn đi là đi, người thế gian này không làm được.
Vãng sanh thế giới Cực Lạc là nhập quốc tịch của họ, cầm hộ chiếu của họ, thông hành tự tại khắp biến pháp giới hư không giới. Hộ chiếu của thế giới Ta bà chúng ta, họ không thừa nhận, không đi đâu được cả. Nên thật sự nghĩ thông, thì nhất định phải đi.
“Trong Di Đà Yếu Giải lấy ghét bỏ Ta bà, vui cầu Cực Lạc làm nguyện”, nguyện này là gì? Là nguyện sanh Tịnh độ. “Lại lấy tín nguyện trì danh làm nhất thừa nhân nhân”, tôi nguyện đi, nhưng đi như thế nào? Tín, nguyện, trì danh quý vị sẽ đi được. Trong đời này của chúng ta chỉ làm ba việc này. Làm ba việc này thông thường nói, Phần tử tri thức đọc kinh là quan trọng, nhất định phải bắt đầu từ việc đọc kinh, không có căn bản này, tín nguyện không kiên cố. Đọc kinh chỉ nên đọc bộ Kinh Vô Lượng Thọ, hoặc là Kinh A Di Đà. Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bản, một kinh gọi là đại bổn, còn một kinh gọi là tiểu bổn. Văn tự có ít nhiều không giống nhau, nghĩa lý hoàn toàn tương đồng, cho nên thuộc về đồng bộ. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ nói tường tận, Kinh Di Đà nói đơn giản. Tường tận có ưu điểm, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, kiên định tín nguyện, có được ưu điểm này. Đọc, mỗi ngày phải đọc kinh văn, coi việc đọc kinh văn như khóa tu cần thiết của chúng ta, khóa tụng sáng và tối.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment